Nhận định thị trường cà phê
Mặc dù lượng tồn kho được chứng nhận chỉ đã tăng lên 780.000 bao vào cuối tháng 5, nhưng mức tăng này dường như không phản ánh nguồn cung cà phê Robusta khan hiếm tại các thị trường nhập khẩu
Arabica và Robusta
Trên thị trường cà phê, Arabica thường đóng vai trò là tác nhân ảnh hưởng chính, và giá Robusta thường đi theo xu hướng được thiết lập bởi Arabica. Điều này là do Arabica thường được nhìn nhận có chất lượng tốt hơn và chiếm gần 60% tổng sản lượng cà phê. Tuy nhiên, Robusta năm nay đã trở thành sản phẩm dẫn dắt do thiếu hụt nguồn cung. Nhiều quỹ muốn tìm kiếm lợi nhuận tiềm năng trên thị trường Robusta, tuy nhiên do tính thanh khoản thấp đã buộc phải chuyển qua nắm giữ các vị thế Arabica, từ đó lại đẩy giá Arabica lên. Mặc dù giá Robusta tương lai đã tăng rất mạnh, song vẫn chưa hoàn toàn phản ánh hết sự “bùng nổ” trên thị trường giao ngay. Robusta loại 2 của Việt Nam là loại tiêu chuẩn được các nhà rang xay lớn trên thế giới sử dụng. Trong quý 1/2023, loại này được giao dịch với giá FOB thấp hơn giá loại quy chuẩn trên hợp đồng tương lai, tuy nhiên năm nay mức chênh lệch chuyển sang dương và tăng vọt lên hơn 1000 USD/tấn, hiện giảm xuống còn khoảng 800 USD/tấn.
Cũng trong quý 1/2023, cà phê Arabica tiêu chuẩn Fine Cup của Brazil được giao dịch cao hơn khoảng 85 cent/lb so với Robusta loại 2 của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Robusta loại 2 lại được giao dịch cao hơn một số loại Arabica tiêu chuẩn trên cơ sở giá tuyệt đối. Sự thay đổi này đã khiến rất nhiều nhà ràng xay gặp khó khăn trong việc cân bằng ngân sách cho nguyên liệu đầu vào.
Điều gì đã thúc đẩy Robusta?
Nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm trên thị trường Robusta là do sản lượng không đáp ứng kịp mức tăng lớn của nhu cầu sau Covid. Kinh tế suy yếu tại các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn và giá Arabica cao sau khi Brazil gặp sương giá năm 2021 đã khiến các nhà sản xuất hướng tới các sản phẩm rẻ hơn, tăng tỉ lệ Robusta trong hỗn hợp cà phê.
Trên toàn cầu, Brazil có sự chuyển dịch lớn nhất, với nhu cầu Robusta nội địa tăng từ 55% lên 80%, một mức tăng đáng kể trên thị trường ước tính khoảng hơn 20 triệu bao. Tại EU, tỷ trọng nhập khẩu cà phê xanh cũng ghi nhận tăng từ khoảng 32% trước Covid lên mức 38% trong 12 tháng tính đến tháng 9 năm 2023.
Sự tăng trưởng nhu cầu cà phê hậu Covid cho thấy người tiêu dùng có xu hướng thích cà phê hoà tan và cà phê đậm vị Robusta hơn, cuối cùng dẫn đến dự trữ Robusta giảm mạnh. Tồn kho cuối kỳ của các công ty xuất nhập khẩu tại Tp. Hồ Chí Minh đạt mức thấp kỷ lục, và hiện dường như các nông dân cũng không có sẵn hàng để bán. Tại các thị trường nhập khẩu, số liệu thống kê của ECF cho thấy tồn kho cà phê Robusta tại các cảng châu Âu đã giảm một nửa trong 12 tháng tính đến tháng 4. Tồn kho cà phê Robusta được chứng nhận đã giảm 770.000 bao xuống còn 400.000 bao trong 12 tháng tính đến cuối tháng 2 năm 2024, mức thấp nhất trong vòng 8 năm.
Mặc dù lượng tồn kho được chứng nhận chỉ đã tăng lên 780.000 bao vào cuối tháng 5, nhưng mức tăng này dường như không phản ánh nguồn cung cà phê Robusta khan hiếm tại các thị trường nhập khẩu
Sản lượng của Việt Nam suy giảm
Tăng trưởng sản lượng ở Việt Nam, vốn chiếm hơn 50% xuất khẩu cà phê Robusta xanh vào năm 2023, đã kết thúc, với việc Chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc mở rộng diện tích rừng và nông dân ngày càng đa canh với các sản phẩm có lợi nhuận cao hơn như sầu riêng.
Thời tiết khô nóng khắc nghiệt ở Việt Nam từ tháng 1 đến giữa tháng 5 đã làm cạn kiệt nguồn nước tưới, tạo ra mối lo ngại rằng vụ mùa 2024/25 có thể bị thiệt hại. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại đối với các nhà rang xay. Mọi thứ căng thẳng đến mức các thương nhân đang tích cực tìm kiếm cà phê Robusta để nhập khẩu tại Việt Nam và Indonesia. Trong khi đó, Brazil là quốc gia duy nhất trong ngắn hạn có tiềm năng tăng sản lượng Robusta trên quy mô lớn do trồng lại với mật độ dày hơn và mở rộng diện tích
Tuy nhiên, Robusta tại Brazil đã không đạt được tiềm năng sản lượng tối đa trong 3 năm qua do tính chu kỳ và thời tiết. Những đợt thu mua đầu tiên từ vụ Robusta mới, theo truyền thống bắt đầu sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh, cho thấy rằng vụ mùa 2024/25 cũng sẽ gây thất vọng do thời tiết khô nóng từ tháng 11 đến tháng 1, đúng vào khoảng thời gian cây đang phát triển.
Kết luận
Nhìn chung, khó có giải pháp nào trong ngắn hạn nhằm giải quyết tình trạng thắt chặt trên thị trường Robusta. Cà phê vụ mới của Việt Nam sẽ không sẵn có với lượng lớn cho đến tháng 11. Nguồn cung Robusta của Brazil cho thị trường quốc tế cũng sẽ bị hạn chế bởi các vấn đề hậu cần và nhu cầu nội địa từ các nhà sản xuất cà phê hòa tan và các nhà rang xay trong nước.
Trong khi đó, dường như sự thay đổi nhu cầu sẽ phải chịu những gánh nặng chi phí khi các nhà rang xay sử dụng nhiều Arabica hơn (do giá cao). Hiện đã có sự chuyển dịch đáng kể hướng tới việc tăng cường sử dụng Robusta ở Brazil. Sự chuyển dịch cũng đang diễn ra ở các thị trường nhập khẩu nhưng có vẻ chậm hơn dự kiến.
Mức lợi nhuận tốt hơn khi sử dụng Robusta trong sản xuất cà phê hòa tan là rào cản lớn đối với việc thay thế lại bằng Arabica. Các nhà rang xay cũng không muốn thay thế nhiều Robusta trong hỗn hợp cà phê của họ bằng Arabica vì về lâu dài thường tốn nhiều chi phí hơn. Thị trường dường như đang khuyến khích sự chuyển đổi để đưa cả thị trường Robusta và Arabica vào trạng thái cân bằng ổn định hơn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giao dịch CÀ PHÊ ROBUSTA trực tiếp trên sàn ICE ( 10 tấn ký quỹ 180tr)
🤝Kênh đầu tư hàng hóa hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp phép
- Tất toán mua bán ngay trong ngày...
- Thanh khoản cao không chêch lệch giá
- Không chi phí kho bãi
- Pháp lý minh bạch, rõ ràng
👉ACE nào quan tâm về CÀ PHÊ thì liên hệ em để nhận thêm thông tin chuyên sâu đầy đủ về sản phẩm nhé
Liên hệ zalo: - Tham gia nhóm cập nhật tin tức
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận