Nhận định chứng khoán 25/12: Giảm thêm 1 đến 2 phiên nữa để về vùng cân bằng cung cầu mới
Với xu hướng thị trường hiện nay thì thị trường khó có thể có nhịp tăng bền vững , có thể giảm thêm 1 đến 2 phiên nữa để về vùng cân bằng cung cầu mới.
Tổng quan thị trường
Sau sự cố của phiên giao dịch ngày 23.12.2020 mở cửa phiên khớp lệnh ngày 24.12.2020 chỉ số Vnindex bật mạnh với mức tăng gần 5 điểm, tuy nhiên sắc xanh của thị trường không giữ được lâu bởi chỉ sau 15 phút kể từ thời điểm khớp lệnh ATO lực bán mạnh bắt đầu xuất hiện khiến chỉ số lùi dần về mức tham chiếu. Tình hình càng trở nên xấu hơn khi lực bán mỗi lúc một gia tăng khiến cho thị trường tràn ngập trong sắc đỏ, chỉ số Vnindex rơi mạnh và có thời điểm rơi tới hơn 32 điểm. Trên bảng giá khớp lệnh nhà đầu tư không nhìn được mức giá cung/cầu để có thể mua/bán chính xác. Thanh khoản thị trường tăng vọt khi chỉ tính đến 10h sáng đã có gần 7000 tỷ khớp lệnh. Lực cầu bắt đáy cũng hoạt động tích cực khi thị trường giảm sâu về ngưỡng hỗ trợ của đường trung bình di động EMA20 (tương mốc 1044-1046 điểm) đã giúp cho thị trường phục hồi chỉ còn giảm 15 điểm. Tuy nhiên từ thời điểm 10h50 trở đi một điều đáng tiếc xảy ra là lại xuất hiện sự nghẽn kết nối giữa công ty chứng khoán và Hose khiến cho kết quả khớp lệnh không thực hiện được. kết thúc phiên sáng, chỉ số Vnindex giảm hơn 15 điểm và thanh khoản vọt lên 12.750 tỷ.
Trong phiên khớp lệnh buổi chiều tình trạng nghẽn mạng vẫn không được giản quyết chỉ một vài giao dịch khớp lệnh nhỏ được thực hiện khiến cho tâm lý nhà đầu tư trở nên bất an và lo lắng khi không thực hiện việc mua bán. Phiên khớp lệnh ATC vẫn diễn ra tuy nhiên kết quả khớp lệnh chỉ thực hiện nhỏ giọt và Vnindex kết thúc phiên giao dịch ngày 24.12.2020 với mức giảm 11.38 điểm (~1.05%) và điều này cũng không phản ánh đúng với những diễn biến giao dịch của thị trường.
Về thanh khoản: Khối lượng khớp lệnh tiếp tục ở mức cao kỷ lục với 686.5tr đơn vị và lớn hơn so với mức 567.5tr đơn vị của trung bình khớp lệnh 15 phiên, giá trị giao dịch ở mức kỷ lục 14.2 nghìn tỷ đồng (sàn HSX). Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán khi trên HSX có 88 mã tăng giá so với 367 mã giảm giá.
Về NĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với tổng giá trị hơn 50tỷ đồng tập chung ở một số mã như: VNM-60tỷ, HPG-32.6tỷ, SSI-27tỷ, HCM-21tỷ, BID-19.7tỷ…trong khi đó mua ròng ở một số mã như: VCI+50.7tỷ, VHM+30.6tỷ, MBB+28.6tỷ, VRE+22.9tỷ, APH+21.8tỷ…
Nhận định thị trường và khuyến nghị
Trong giai đoạn thị trường tạo đỉnh thì việc ưu tiên bảo vệ thành quả lợi nhuận cũng như đồng vốn mà chúng ta thu hồi được trong cả quá trình vừa qua quan trọng hơn là việc tìm kiếm các cơ hội để giành lợi nhuận. Hơn nữa việc điều chỉnh cũng như phân phối của thị trường sẽ không thể diễn ra chỉ trong một vài phiên thị trường không bao giờ rơi thẳng đứng mà luôn có những cú bật hồi do đó không nên tham gia sớm vào việc mua cổ phiếu hay bắt đáy khi chưa có các tín hiệu tạo đáy.
Thị trường phản ứng tốt với ngưỡng 1.045 điểm (MA20, đỉnh tháng 6/2018) và đây sẽ là hỗ trợ ngắn hạn trong các phiên tiếp theo. Với xu hướng thị trường hiện nay thì thị trường khó có thể có nhịp tăng bền vững , có thể giảm thêm 1 đến 2 phiên nữa để về vùng cân bằng cung cầu mới. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng nhịp tăng trong phiên của thị trường tiếp tục bán ra giảm tỷ trọng để giảm rủi ro nếu thị trường tiếp tục điều chỉnh.
Bài viết do Fin68 thực hiện . Nhà đầu tư cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị vui lòng liên hệ : Mrs . Chung Ngọc Mai : Leader & Administrator FIN68. Mobile /zalo: 0989646302 hoặc truy cập room Zalo tại đây. |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận