Nhà đầu tư tiếp tục quay lưng với cổ phiếu MPC?
Cổ phiếu MPC của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tiếp tục giảm mạnh sau chuỗi thông tin không tích cực liên quan tới bán phá giá tôm và tình hình kinh doanh không mấy khả quan.
Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) đã thông báo bắt đầu điều tra cáo buộc liênquan tới việc MSeafood, một chi nhánh của MPC, vi phạm Luật thương mại của Mỹ khi sử dụng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ để tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Chia sẻ với Undercurrent News, ông Christopher Bowman, Quyền Giám đốc Phòng Thực thi pháp luật và Sửa đổi thương mại của CBP, đã gửi thư thông báo tới ông Lê Văn Quang, Chủ tịch của MPC, thông qua văn phòng của MSeafood tại Fountain Valley, California vào ngày 14/1 vừa qua. Ông Bowman cho biết cơ quan này sẽ trình đơn kiện dựa trên Đạo luật Bảo vệ và Thực thi, đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp tạm thời, bao gồm yêu cầu Mseafood cung cấp các chứng từ nhập cảnh và ký quỹ tiền mặt trước khi hàng hóa được thông quan vào Mỹ.
Thông tin nói trên đã khiến cổ phiếu MPC liên tục "lao dốc trong thời gian qua. Tính đến phiên giao dịch ngày 20/1, cổ phiếu MPC tiếp tục giảm mạnh xuống còn vùng giá 22.500 đồng/cổ phiếu, khiến nhiều nhà đầu tư đã lỗ nặng khi trót mua cổ phiếu này ở vùng giá cao.
Dù thị giá cổ phiếu MPC giảm xuống vùng giá thấp như hiện nay, nhưng nhiều nhàđầu tư vẫn tiếp tục quay lưng với cổ phiếu MPC. Tính 3 phiên giao dịch gầnđây, thanh khoản cổ phiếu MPC xuống rất thấp, chỉ xoay quanh khoảng 300- 400 ngàn đơn vị mỗi phiên.
Anh Dương Trường Giang- Nhà đầu tư trên sàn VPS chia sẻ: 'Lãnh đạo vua tôm Minh Phú chơi khôngđẹp. Qúy 1 và 2/2019, biết trước doanh thu sụt giảm do thiếu nguyên liệu nên họ đã "xả" rất nhiều cổ phiếu MPC. Tôi rất dịứng kiểu lãnhđạo như thế này. Hành động như vậy chẳng khác nào "úp bô" các nhàđầu tư nhỏ lẻ''.
Còn nhàđầu tư Trần Trung Phương trên sàn MBS cho biết, trước đây khi tập đoàn này chuyển sàn từ HOSE sang UPCOM, rồi hủy niêm yết, Ban Lãnhđạo MPC cũng đã có động thái bán tháo cổ phiếu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tiếc là thờiđiểmđó các chế tài xử lý còn lỏng lẻo nên chưa có biện pháp rănđe những trường hợp như vậy. Do vậy, các nhà đầu tư hiện nay luôn thận trọng với cổ phiếu MPC.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019, MPC không đạt được kế hoạch đề ra. So với cùng kỳ năm 2018, sản lượng sản xuất của doanh nghiệp này đạt 59.548 tấn, giảm 9,05%; doanh số xuất khẩu đạt 643 triệu USD, giảm 14,25%, sản lượng xuất khẩu 57.709 tấn, giảm 14,69%.
Theo Ban Lãnh đạo MPC, thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tôm nguyên liệu của doanh nghiệp này. Đầu vụ 1 năm 2019, nguyên liệu tôm trong được khá dồi dào, tuy nhiên sang vụ 2 lượng tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh do thời tiết và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, làm tôm chậm lớn không đủ cung cấp cho các nhà máy. Giá thành nguyên liệu tiếp tục tăng cao trong các tháng tháng 8, tháng 9, tháng 10/2019.
Ngoài ra, năm 2019 nguồn tôm nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, làm tình hình cạnh tranh nguyên liệu với các nhà máy cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, giá nguyên liệu trong nước tăng cao trong khi giá bán ko tăng tương ứng dẫn đến kết quả kinh doanh của MPC không đạt được kỳ vọng.
Về vùng nuôi, do tình hình mưa nhiều, nguồn tiền giải ngân khá chậm nên hoạt động xây dựng vùng nuôi công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng ao nuôi công nghệ cao ở MPLA chỉ đạt 57 ao, Kiên Giang 80 ao. Do số ao nhỏ được triển khai, nên MPC cũng chưa có nhiều nguyên liệu tôm cung cấp cho nhà máy, và chưa có lợi nhuận...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận