Nhà đầu tư thấy gì khi GDP quý 1 tăng 3.32%
Ngày 29/3, tổng cục thống kê công bố tăng trưởng GDP 3 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3.32% so với cùng kỳ, đây cũng là số liệu gần thấp nhất cho giai đoạn 2011-2023. Chúng ta sẽ nhìn thấy gì từ con số này.
Thứ nhất: Quốc Hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2023 là 6.5%, với việc quý 1 chỉ tăng trưởng 3.32% thì áp lực đè nặng lên 3 quý còn lại là rất lớn, muốn đạt mục tiêu thì phải tăng trưởng bình quân 7,5%/ quý. Rõ ràng, nhìn vào bối cảnh vĩ mô hiện tại để các quý cuối năm tăng trưởng “gấp hơn 2 lần” quý đầu năm là điều không thể nếu các chính sách vẫn không đổi nên chắn chắn Chính phủ phải có các chính sách đột phá hơn để hoàn thành nhiệm vụ mà Quốc Hội đề ra.
Thứ hai, các giải pháp có thể tiến hành: Có 2 giải pháp chính mà Chính Phủ thường sử dụng. Đó là chính sách “Tài khoán” và “Tiền tệ”.
Đối với chính sách tài khoán, việc miễn thuế, giảm thuế hầu như không còn nhiều dư địa để sử dụng khi chúng ta đã dùng trong giai đoạn dịch Covid-19. Việc tăng khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ không thể đem lại hiệu quả tức thì khi không thể nâng công suất lên ngay lập tức. Vậy, mọi ánh mắt sẽ dồn về đầu tư công. Việc này Chính phủ cũng đã biết và tiến hành trong giai đoạn 2020-2022, tuy nhiên với bối cảnh hiện tại thì rõ ràng sự quyết liệt hơn là điều cần thiết. Với 700.000 tỷ cho năm 2023, kỳ vọng sẽ là cú hích cho nền kinh tế.
Đối với chính sách tiền tệ: Đây là các công cụ chính để cơ quan điều hành quản lý việc tăng/giảm cung tiền ra bên ngoài. Các chính sách hay dùng có thể kể đến như tăng/giảm lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở hay tái cấp vốn. Việc Ngân hàng nhà nước ngày 14/3 giảm lãi suất có thể là tín hiệu cho thấy cơ quan quản lý đang cố gắng giải quyết sớm vấn đề này. Vì thế, có khả năng cao lãi suất sẽ tiếp tục giảm hoặc ít nhất là không tăng trở lại trong bối cảnh nền kinh tế cần động lực đột phá.
Thứ ba, các thách thức đặt ra: Môi trường kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn bất ổn, khó đoán nên sẽ rất khó để đưa ra các chính sách phù hợp. Lạm phát cơ bản quý 1/2023 tăng 5.01%, đây là con số khá cao, đặt thách thức cho cơ quan quản lý khi phải cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Nếu lạm phát vẫn duy trì ở mức cao vậy thì việc giảm lãi suất sẽ khó thực hiện.
Tóm lại, chúng ta đang trải qua giai đoạn khó khăn khi tăng trưởng kinh tế khá thấp. Nhưng đối với nhà đầu tư chứng khoán, đây có thể xem là cơ hội khi kỳ vọng nền kinh tế đã tạo đáy. Cơ quan quản lý sẽ phải nới lỏng hơn các chính sách tiền tệ, đẩy mạnh các công cụ tài khoán và đặc biệt xem xét giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đây đều là 3 yếu tố tốt cho thị trường chứng khoán.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận