24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hải Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhà đầu tư BĐS “ngộp thở” vì lãi vay, người vẫn âm thầm xuống tiền

Trong khi loạt nhà đầu tư khốn khổ vì liên tục nhận được tin nhắn, cuộc gọi nhắc lịch trả lãi từ ngân hàng và chủ nợ, thì xuất hiện một số nhà đầu tư tranh thủ săn nhà đất “hàng ngộp”. Thị trường BĐS nhiều nơi cũng có dấu hiệu ấm dần.

Gồng lãi vay, nhà đầu tư BĐS rao bán giảm sâu, “cắt lỗ” vẫn ế

Suốt nhiều tháng qua, Anh Nguyễn Đăng Bình (Bình Dương) khốn khổ vì liên tục nhận được tin nhắn, cuộc gọi nhắc lịch trả lãi từ ngân hàng và chủ nợ. Anh Hải cho biết, vào tháng 4/2022, trước thông tin điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, anh cùng hai người bạn đã rót hơn 10 tỷ đồng để mua vào một số lô đất.

“Tại Lâm Đồng, nhiều nhà đầu tư từng lãi 2-3 tỷ đồng chỉ sau một vài tháng, nhưng hiện giờ dù họ nắm trong tay sổ đỏ hàng hecta, song không có tiền mặt, bị ngân hàng hoặc bên cho vay đến siết nợ vì khối tài sản rớt giá không phanh, bán lỗ cũng không ai mua” anh Nguyễn Văn Hải, Lâm Đồng.

Nhà đầu tư BĐS “ngộp thở” vì lãi vay, người vẫn âm thầm xuống tiền
Nhiều nhà đầu tư BĐS sử dụng đòn bẩy tài chính lớn đang phải đối mặt áp lực lãi vay

“Giữa lúc sốt giá, tôi đã quyết định góp vốn hơn 5 tỷ đồng với ý định “lướt sóng”, trong đó tiền vay ngân hàng 2 tỷ. Nhưng thị trường đi xuống quá nhanh, chúng tôi trở tay không kịp. Chúng tôi rao bán giảm giá gần 30% (so với giá thị trường) nhưng không thể bán được, hoặc khách hỏi nhưng trả giá quá thấp”, anh Bình chia sẻ.

Chung cảnh ngộ, gần một năm qua ông Trịnh Văn Đào – một nhà đầu tư tại TP Thủ Đức đang ôm hai căn biệt thự đảo tại hai dự án đang xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với tổng giá trị hợp đồng 27 tỷ đồng cũng đứng ngồi không yên vì tài sản mất thanh khoản (bán không ai mua), nợ nần bủa vây.

"Lúc trước, tôi mua hai căn biệt thự này dự tính chờ tăng giá sẽ bán một căn, giữ lại một căn. Nhưng hiện nay, giảm giá không ai mua, phải tính đường tháo hàng cắt lỗ vì nợ bủa vây cả trăm triệu đồng một tháng, không gồng nổi nữa", ông Đào cho hay.

Mới đây, trong một hội nhóm về bất động sản các tỉnh ven Hà Nội khác, chủ lô đất một dự án tại Bắc Giang tên Linh cũng rao bán đất, chấp nhận tặng lại khách số tiền 500 triệu đồng do không đủ khả năng tài chính để đóng tiền các đợt tiếp theo.

Nhà đầu tư BĐS “ngộp thở” vì lãi vay, người vẫn âm thầm xuống tiền
Không ít nhà đầu tư phải vay tiền người thân trả lãi ngân hàng và giữ lại tài sản

Theo chị Linh, chị mua lô đất này thời điểm đầu năm 2022, khi ấy lãi vay của chị chỉ 7%/năm. Tuy nhiên, đầu năm 2023 khi hết thời gian 1 năm được ưu đãi về lãi vay, lãi suất bất ngờ tăng vọt lên tới 14%/năm. Do áp lực trả gốc và lãi quá lớn, nên chị Linh đành phải tặng lại lô đất này.

“Thị trường xuất hiện một số sản phẩm đất nền giảm 30-50% so với giá hiện tại đều thuộc về các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá nặng” - Anh Nguyễn Văn Hải – Lâm Đồng.

Tình cảnh nhà đầu tư địa ốc mắc cạn trên đống tài sản cũng xảy ra phổ biến ở các vùng ven tại nhiều địa phương khác. Anh Nguyễn Văn Hải - một nhà thầu xây dựng tại khu vực Di Linh và Bảo Lộc cho hay: "Những người buôn đất tại đây hiện giờ nắm trong tay sổ đỏ hàng hecta, song không có tiền mặt, bị ngân hàng hoặc bên cho vay đến siết nợ vì khối tài sản rớt giá không phanh, bán lỗ cũng không ai mua. Các sản phẩm đất nền, xa trung tâm dù giảm sâu vẫn rất khó thanh khoản".

Nhà đầu tư BĐS “ngộp thở” vì lãi vay, người vẫn âm thầm xuống tiền
Nhà đầu tư sở hữu lượng BĐS lớn nhưng thiếu tiền mặt

Xuất hiện nhà đầu tư sẵn tiền mặt âm thầm ăn “hàng ngộp”

Trong khi hàng trăm nhà đầu tư đang khốn khổ vì phải gồng lãi vay hàng tháng, thì một số nhà đầu tư sẵn tiền mặt âm thầm “hàng ngộp”. Đặc biệt, trước việc lãi tiết kiệm liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm mạnh thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển tiền nhàn sang săn những BĐS giảm giá.

Trải qua quãng thời gian hơn 4 năm đi thuê trọ, gia đình anh Thanh (Bắc Ninh) đang lên kế hoạch tìm kiếm một nơi an cư để chuẩn bị cho người con đầu lòng chuẩn bị vào lớp 1. Anh Thanh cho biết do không muốn vay mượn quá nhiều nên đang muốn tìm một căn nhà đất quanh mức 2 tỷ đồng phù hợp với khoản ngân sách của gia đình. Thời gian qua anh đã được môi giới dẫn xem nhiều sản phẩm trong tầm tiền của mình và đang tiếp tục thương lượng về giá với chủ nhà trước khi có thể chốt được giao dịch mua bán.

Nhà đầu tư BĐS “ngộp thở” vì lãi vay, người vẫn âm thầm xuống tiền
Những người có nhu cầu ở thực vẫn đang tìm kiếm BĐS phù hợp túi tiền

Chị Mai (Hà Nội) cũng đang săn tìm những lô đất nền có giá hợp lý ở khu vực ven Hà Nội. Chị cho biết từng đầu tư đất nền và thắng đậm ở loại hình này. Cho nên theo chị, đất nền ở những nơi có hạ tầng, tiềm năng tăng trưởng về kinh tế vẫn là kênh đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận tốt.

Trong khi đó, anh Trung, một nhà đầu tư BĐS tại Hà Đông – Hà Nội cho biết đang tìm cho mình căn nhà đất ở khu vực Mỗ Lao – Hà Đông, đường rộng ô tô có thể tránh nhau và kinh doanh được, mức ngân sách 4 tỷ đồng.

“Thời điểm này cũng là cơ hội để sở hữu được những mảnh đất giá hợp lý, vị trí đẹp mà khi thị trường sôi động khó mà mua được” - Chị Mai (Hà Nội).

Chia sẻ với phóng viên, anh Long, một môi giới BĐS tại Hà Nội cho biết kể từ nửa cuối tháng 5 đến nay nhu cầu tìm mua đất nền và nhà đất của những người có nhu cầu ở thực và đầu tư đã có dấu hiệu phục hồi. Một số người sau thời gian tham khảo và thương lượng giá cũng đã chốt giao dịch thành công.

Nhà đầu tư BĐS “ngộp thở” vì lãi vay, người vẫn âm thầm xuống tiền
Lượng giao dịch BĐS nhiều nơi có dấu hiệu ấm trở lại sau thời gian dài trầm lắng

Cùng với đó, nhiều dự án có chỉ số lượng hàng bán ra cải tiến rõ rệt, nhiều chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh việc ra hàng. Việc các dự án đua nhau mở bán có thể xem là điểm sáng tích cực đối với thị trường bất động sản, đồng thời cho thấy xu hướng "thoát đáy" đang ngày càng trở nên rõ nét hơn.

Ghi nhận tại nhiều địa phương, xu hướng giao dịch BĐS cũng đang có dấu hiệu sôi động trở lại. Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết trong quý 2/2023 lượng giao dịch BĐS đã tăng lên 6.216 giao dịch với tổng giá trị giao dịch khoảng gần 2.897 tỷ đồng. Cùng với đó, thị trường bất động sản tỉnh Lâm Đồng có lượng giao dịch tăng mạnh trong quý II, cụ thể ghi nhận 5.160 giao dịch đất nền và 327 giao dịch nhà ở riêng lẻ.

Thời điểm vàng để xuống tiền đầu tư BĐS?

Theo nhận định và dự báo của giới chuyên gia, dòng tiền sẽ còn đổ mạnh vào thị trường địa ốc trong thời gian tới khi có nhiều động lực mới thu hút sự xuống tiền của giới kinh doanh.

Nhà đầu tư BĐS “ngộp thở” vì lãi vay, người vẫn âm thầm xuống tiền
Nhu cầu đầu tư BĐS của người dân vẫn rất lớn

Đầu tiên, đó là niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường địa ốc đã bắt đầu hồi phục trở lại. Thứ hai là tín hiệu từ các dự án đầu tư công lớn đã chính thức khởi độngkỳ vọng sẽ tạo sự sôi động cho thị trường địa ốc.Thứ ba, các chính sách gỡ vướng của Chính phủ về pháp lý, thủ tục, cũng như về dòng vốn cũng sẽ là trợ lực đẩy thị trường vượt đáy. Cùng với đó, thông tin về lãi suất liên tục hạ cũng sẽ là chỉ số dự báo dòng tiền đầu tư, mua nhà ở thực sẽ sớm quay lại thị trường địa ốc.

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng BĐS (CSS) về các xu hướng nửa cuối năm 2023 của Batdongsancho thấy 61% người tham gia khảo sát có dự định mua bất động sản trong một năm tới. Trong số đó, 59% có nhu cầu mua để đầu tư và đất nền là loại hình được người mua tiềm năng hướng đến nhiều nhất (40%), sau đó mới đến chung cư (28%) và nhà riêng (21%). Như vậy, mặc dù tình hình thị trường hiện tại chưa khởi sắc, người Việt vẫn luôn “ấp ủ” mong muốn sở hữu đất nền, nhu cầu mua đất trong tương lai gần vẫn vượt trội so với các loại hình khác.

“Trong bối cảnh thanh khoản xuống thấp, nhiều người buộc phải giảm giá 15 - 30% để thoát hàng, là cơ hội để các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh có thể “bắt đáy” - Ông Trần Khánh Quang, Chuyên gia BĐS.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, nhận định về dài hạn, bất động sản vẫn đang là nơi “trú ngụ” tốt nhất của dòng tiền. Hiện tại, trong bối cảnh thanh khoản xuống thấp, nhiều người buộc phải giảm giá 15 - 30% để thoát hàng, là cơ hội để các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh có thể “bắt đáy”.

Nhà đầu tư BĐS “ngộp thở” vì lãi vay, người vẫn âm thầm xuống tiền
Lãi tiết kiệm và lãi cho vay giảm là động lực để nhiều nhà đầu tư xuống tiền

Với các nhà đầu tư đang gặp khó về tài chính, theo ông Quang, nếu không thể đi đường dài, trước sau gì cũng phải giảm, vậy nên thay vì gồng lỗ, các nhà đầu tư bị ngộp nên mạnh tay giảm sâu hơn để thoát được hàng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả