menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chính Đức

Nguyên nhân nào khiến S&P 500 biến động "như tàu lượn siêu tốc"?

Những diễn biến đầy kịch tích của tuần vừa qua – chỉ số tăng 2,6% trong 1 phiên nhưng lại giảm 2,4% ngay trong phiên tiếp theo – nhấn mạnh tâm trạng bất ổn của nhà đầu tư.

Những diễn biến đầy kịch tích của tuần vừa qua – chỉ số tăng 2,6% trong 1 phiên nhưng lại giảm 2,4% ngay trong phiên tiếp theo – nhấn mạnh tâm trạng bất ổn và những phản ứng khó đoán của nhà đầu tư khi xử lý các số liệu về lạm phát và chính sách điều hành lãi suất của Fed, theo các chuyên gia.

Theo thống kê của Bespoke Invesment Group, kể từ đầu năm đến nay, có tới 35% số phiên giao dịch cuối cùng trong tuần sẽ kết thúc với chỉ số S&P 500 giảm 1% trở lên. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1952. Các năm khác có kết quả gần tương tự đều là những năm tồi tệ: 1974, 2000, 2002 và 2008.

Cú giảm điểm hôm qua dập tắt hi vọng của những người lạc quan. S&P 500 đã xóa bỏ một nửa đà tăng so với mức đáy được lập khi dại dịch bùng nổ đầu năm 2020. Đối với một số người, đây là cột mốc khẳng định cuộc chiến chống lạm phát của Fed đã đi quá xa.

Hoạt động của các nhà đầu tư phái sinh là một trong những nguyên nhân khiến thị trường biến động mạnh đến vậy. Các nhà đầu tư định chế đã chi con số kỷ lục 10 tỷ USD vào các hợp đồng chọn bán trong tuần trước. Chỉ số CPI khiến nhiều hợp đồng sinh lời, do đó nhiều nhà đầu tư chốt lời và buộc những người ở phía bên kia phải mua vào để giữ vị thế trung lập.

"Khi ở trong một thị trường khó đoán và biến động mạnh như hiện nay, mọi người sẽ bấu víu vào bất cứ thứ gì", Rayna Lesser Hannaway, nhà quản lý danh mục tại Polen Capital Management nói. "Và nhà đầu tư không thể có quả cầu tiên tri trong tay để dự đoán chính xác những gì sẽ diễn ra, do đó cơ hội sẽ dành cho những người tập trung vào dài hạn thay vì ngắn hạn như đa số mọi người".

Ngược với S&P 500, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,2% và đã tăng 2 tuần liên tiếp. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có tuần tăng thứ 11 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất 38 năm.

Không chỉ riêng báo cáo lạm phát, tuần qua nhà đầu tư còn bị chi phối bởi những số liệu tốt xấu đan xen trên báo cáo kết quả kinh doanh theo quý của các ngân hàng lớn. Chỉ số VIX đo mức biến động của thị trường cổ phiếu Mỹ ở trên 30 điểm trong 7 phiên liên tiếp, trong khi chỉ số MOVE đo mức độ biến động của thị trường trái phiếu đang ở gần mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Tham khảo Bloomberg

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả