menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tuấn Việt

Nguyên nhân nào giúp dòng tiền vào chứng khoán cải thiện?

Chuyên gia lưu ý, thanh khoản tăng cao đột biến có thể khiến vòng quay tiền tăng mạnh hơn. Thông thường, nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu vài tháng, nhưng thanh khoản gia tăng sẽ kích thích họ trading nhiều hơn. Khi dòng tiền tăng quá nhanh có thể tạo ra phân phối bán khiến nhà đầu tư “mắc kẹt” tại vùng giá cao.

Mới đây, ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô và thị trường Chứng khoán BIDV (BSC) đã chỉ ra nguyên nhân giúp dòng tiền cải thiện là do mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế đã bắt đầu giảm, dù tốc độ chưa được như kỳ vọng. Thanh khoản tăng một phần nhỏ do dòng tiền nhà đầu tư cá nhân quay trở lại, một phần nữa đến từ lượng tiền gửi đáo hạn với lãi suất cao chảy vào thị trường.

Thị trường chứng khoán Việt Nam nối dài đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp nhưng mức tăng có sự thu hẹp khi áp lực bán tại cổ phiếu trụ xuất hiện. Chốt phiên 7/6, VN-Index đóng cửa tăng 0,11% dừng tại 1.109,54 điểm, chỉ số HNX-Index và Upcom-Index cùng chiều tăng lần lượt 0,7% và 0,15%.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 19.928 tỷ đồng, tăng 11,18% so với phiên trước, duy trì vượt mức trung bình, thể hiện dòng tiền vẫn gia tăng và luân chuyển tích cực trong thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng với giá trị 168,66 tỉ đồng trên HOSE, trong đó gia tăng bán ròng ở nhóm mã ngân hàng và cổ phiếu VNM, bán ròng trên HNX với giá trị 10,46 tỉ đồng.

Theo ông Khoa, việc khối ngoại bán mạnh, nhưng dòng tiền mới vào vẫn đang “cân” bằng trạng thái chưa có gì đáng ngại. Tuy nhiên, yếu tố cơ bản không cải thiện nhưng thanh khoản tăng quá cao thì các rủi ro sẽ tăng lên.

Dòng tiền sôi động là tín hiệu tốt, song ông Khoa lưu ý thanh khoản tăng cao đột biến sẽ có thể khiến vòng quay tiền tăng mạnh hơn. Thông thường, nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu vài tháng, nhưng thanh khoản gia tăng sẽ kích thích họ trading nhiều hơn. Khi dòng tiền tăng quá nhanh có thể tạo ra phân phối bán khiến nhà đầu tư “mắc kẹt” tại vùng giá cao.

Hiện tại thanh khoản có thể đạt mức 15.000 tỷ đồng, nhưng nếu lên đến 18.000 – 20.000 tỷ thì đó là thời điểm nhà đầu tư phải cẩn trọng. Dòng tiền cũng có ngưỡng giới hạn, khi chạm đỉnh có thể sẽ dẫn đến điều chỉnh”, ông Bùi Nguyên Khoa cho biết.

Về sự luân chuyển của dòng tiền, chuyên gia cho rằng dòng tiền chuyển dịch từ nhóm penny sang bluechips là hợp lý. Bởi hàng loạt cổ phiếu đầu cơ đã tăng nóng nên áp lực chốt lãi là không tránh khỏi. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu lớn giữ được đà tăng trong bao lâu còn phụ thuộc vào dòng tiền. Chuyên gia cho rằng nếu dòng tiền không có sự tăng trưởng mạnh thì sớm muộn cũng quay lại nhóm cổ phiếu nóng.

Ông Khoa cho rằng, thời của “bank - chứng – thép” rất khó xảy ra trong thời điểm này. Ở chu kỳ lãi suất, trên lý thuyết thì những ngành có độ nhạy với lãi suất cao trong nhóm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản sẽ bật tăng mạnh.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng bền vững của các nhóm cổ phiếu còn phải dựa vào thông tin hỗ trợ và yếu tố cơ bản. Do vậy, ngoài nhóm cổ phiếu chứng khoán, chuyên gia cho rằng hai nhóm còn lại chưa có yếu tỗ hỗ trợ đủ mạnh, chủ yếu đi lên nhờ yếu tố tâm lý.

Riêng nhóm cổ phiếu chứng khoán có động lực hồi phục vì thanh khoản thị trường cải thiện rõ rệt. Nhóm cổ phiếu ngân hàng còn rủi ro nợ xấu, chất lượng tài sản, tăng trưởng tín dụng đều có vấn đề khiến lợi nhuận khó tăng trưởng. Ngành thép đã có sự cải thiện nhưng nhu cầu trong nước vẫn đang rất yếu, biến động phức tạp từ thế giới khiến nhóm cổ phiếu thép không có câu chuyện thực sự rõ ràng. Còn đối với nhóm cổ phiếu bất động sản dù được hưởng lợi từ hiệu ứng chính sách, song vẫn còn nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ.

Nhận định về thị trường chứng khoán, ông Khoa cho rằng ngưỡng 1.025- 1.150 điểm có thể là điểm đến VN-Index trong thời gian tới. Thị trường chủ yếu sẽ tích lũy, dần dần đi lên chứ không thể bứt phá mạnh. Hiện tại, không có quá nhiều rủi ro khiến thị trường có thể giảm sâu thêm, ngoại trừ định giá thị trường lên cao trong khi yếu tố cơ bản chưa theo kịp.

"Nếu so với quá khứ, định giá của VN-Index vẫn rẻ. Tuy nhiên, nếu tách nhóm ngân hàng ra, định giá doanh nghiệp đã lên đến 15, 16 lần. Rõ ràng ngưỡng đó không hề rẻ, đặc biệt trong bối cảnh ngành ngân hàng cũng không thể "cân" thị trường khi triển vọng năm nay không quá sáng sủa", chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên, khi dòng tiền quay trở lại, cơ hội trong ngắn hạn vẫn sẽ có. Dù vậy, trong dài hạn nhà đầu tư cần phải lựa chọn kỹ lưỡng, tập trung vào những cổ phiếu cơ bản hưởng lợi nhờ xu hướng giảm của lãi suất thay vì chạy theo cổ phiếu nóng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại