Nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyến bay chậm, huỷ chuyến tăng cao trong 6 tháng đầu năm
Trong 11.485 chuyến bay cất cánh muộn, nguyên nhân được Cục Hàng không Việt Nam đưa ra chủ yếu là tàu bay về muộn với 6.383 chuyến, tương đương 55,6%; tiếp theo là do hãng hàng không 31,8% và do trang thiết bị và dịch vụ tại cảng 6,3%.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, Bamboo Airways có tỷ lệ bay đúng giờ, chiếm tỷ lệ 95,6% - cao hơn tỷ lệ chung của toàn ngành là 89,8%. Sau Bamboo Airways là Vasco với 4.560 chuyến đúng giờ trên tổng số 4.299 chuyến bay thực hiện trong năm 2020, đạt tỷ lệ đúng giờ 94,3%. Vietnam Airlines và Vietjet Air với tỷ lệ OTP trung bình 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt là 91,9% và 86,6%.
Đặc biệt, Jetstar Pacific có tỷ lệ OTP trung bình 2 quý đầu năm 2020 đạt 83,0%, tương ứng 6.141 chuyến bay đúng giờ trong tổng số 7.401 chuyến đã khai thác, thấp nhất trong ngành.
Trong 11.485 chuyến bay cất cánh muộn, nguyên nhân được Cục Hàng không Việt Nam đưa ra chủ yếu là tàu bay về muộn với 6.383 chuyến, tương đương 55,6%; tiếp theo là do hãng hàng không 31,8% và do trang thiết bị và dịch vụ tại cảng 6,3%.
Theo đại diện Bamboo Airways cho biết, hãng đã hồi phục gần 100% các đường bay nội địa, hướng tới khai thác trung bình 150 chuyến bay/ngày.
Ngay từ tháng 7/2020, Bamboo Airways khai trương nhiều đường bay mới, tập trung kết nối các thành phố biển, đảo để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp cao điểm hè như Thanh Hóa-Quy Nhơn, Thanh Hóa-Phú Quốc, Vinh-Quy Nhơn, Hải Phòng-Cam Ranh, Phú Quốc-Đà Nẵng, Hải Phòng-Đà Nẵng/Phú Quốc, Đà Nẵng - Đà Lạt, Hà Nội - Côn Đảo...
Trong khi đó, Vietnam Airlines cũng đã mở thêm các đường bay nội địa nhằm kích cầu thị trường hàng không như: Đường bay Hải Phòng - Phú Quốc, Đà Nẵng - Phú Quốc,...
Được biết, việc chậm huỷ chuyến bay trong 6 tháng đầu năm 2020 một phần là do nguyên nhân tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không chỉ tác động tiêu cực lên ngành hàng không Việt Nam mà cả thế giới.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải đang tiến hành nâng cấp sửa chữa đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nôi Bài khiến cho giảm năng lực khai thác hàng không các chuyến bay bị "ùn tắc"....
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải cũng vừa chỉ thị các hãng hàng không chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế nhập cảnh Việt Nam, tăng tần suất chuyến bay có thu phí để đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước và nhà đầu tư, doanh nhân, nhà ngoại giao, chuyên gia, công nhân lành nghề... nhập cảnh Việt Nam.
Bộ Giao thông Vận tải lưu ý các hãng hàng không phải thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch trong việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Các thủ tục, hồ sơ đăng ký và hình thức cách ly phải linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi nhập cảnh.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát công tác điều phối slot, bố trí slot hợp lý nhằm đảm bảo hoạt động bình thường tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong thời gian thi công dự án cải tạo nâng cấp đường băng. Để đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho hành khách tham gia bằng đường hàng không, "Cục Hàng không Việt Nam cần phân bổ đều slot trong tất cả khung giờ để tránh ùn tắc tại các cảng hàng không", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo. Bên cạnh đó, người đứng đầu Ngành giao thông yêu cầu tăng tần suất các chuyến bay tại các cảng hàng không địa phương lân cận Cảng HKQT Nội Bài (Cát Bi, Thanh Hóa,...) và Tân Sơn Nhất (Cần Thơ, Cam Ranh,...) nhằm giảm tải cho Cảng HKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất... |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận