Nguy cơ xuất hiện các biến cố trên thị trường tài chính đang gia tăng
Câu hỏi đặt ra cho các nhà dự báo vĩ mô là liệu chúng ta có thấy suy thoái ở các nền kinh tế phát triển lớn hay không, đến khi nào và sâu bao nhiêu?
Suy thoái sâu trên các thị trường phát triển vẫn là kết quả có thể xảy ra nhất từ các phản ứng chính sách thắt chặt của ngân hàng trung ương đối với lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan thị trường tài chính gây ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn vẫn còn tiềm ẩn rất lớn.
Lãi suất chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều đang tăng cao hơn và dự kiến sẽ kéo dài ở mức cao đó lâu hơn do lạm phát gia tăng trên các thị trường phát triển có vẻ trên diện rộng và trở nên cố hữu. Tuy nhiên, những cuộc suy thoái nông có thể cần phải xuất hiện để ngăn chặn lạm phát, và đây cũng là một kết quả không hề dễ dàng trong quá khứ.
Từ năm 1960 đến năm 1991, mức thu hẹp thực tế trung bình của thị trường phát triển trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thời kỳ suy thoái là 1,5% trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 2%.
Khi mức độ của các cuộc suy thoái được xếp hạng bằng mức độ lạm phát cơ bản tăng trong hai năm kể từ khi lạm phát bắt đầu tăng, thì các cuộc suy thoái đi kèm với mức tăng lạm phát mạnh hơn hầu như là tồi tệ hơn, cũng như các cuộc suy thoái diễn ra sau khi thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cao hơn - một đại diện cho sức mạnh bảng cân đối của khu vực tư nhân nói chung hơn - có xu hướng dẫn đến suy thoái ngắn hơn và nông hơn nhiều. Và kết quả của sự can thiệp chính sách liên quan đến đại dịch chưa từng có, khu vực tư nhân đang ở trong tình trạng tương đối tốt với một lượng tiền mặt lớn và nợ dài hạn với lãi suất thấp trong lịch sử - điều này sẽ giúp hạn chế sự suy thoái theo dự kiến.
Trong khi đó, việc tăng lãi suất mạnh mẽ có thể tạo ra những căng thẳng không lường trước được trên thị trường tài chính và việc gián đoạn trên thị trường tín dụng có thể làm tăng nguy cơ thu hẹp nghiêm trọng hơn. Mặc dù vậy, rất khó có thể dự báo trước những tác động gián tiếp của việc lãi suất cao hơn vì chúng chỉ trở nên rõ ràng khi thị trường đã và đang căng thẳng.
Với lạm phát tăng cao, các ngân hàng trung ương phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn và cho đến nay, họ đang tập trung vào việc chống chọi với áp lực lạm phát với tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất trong nhiều thập kỷ.
Cho đến nay, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã thắt chặt thành công các điều kiện tài chính mà không xảy ra tai nạn trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, các điều kiện tài chính thắt chặt hơn có xu hướng chỉ tác động đến nền kinh tế thực sự với độ trễ, và các sự kiện trong những tuần gần đây là một lời nhắc nhở rằng những yếu kém về tài chính có thể xuất hiện nhanh chóng.
Tại Anh, BoE hiện đang mua trái phiếu chính phủ để khôi phục "chức năng thị trường" sau khi chính phủ đề xuất cắt giảm thuế khiến lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài tăng đột biến. Sự gia tăng lợi suất đã tạo ra lo ngại về tính thanh khoản đối với lương hưu của Anh.
Hơn nữa, thị trường trong tháng này bắt đầu phản ánh căng thẳng tài chính gia tăng, với giá bảo vệ trước các sự kiện tín dụng tăng cùng với lãi suất vay ngắn hạn của một số ngân hàng châu Âu.
Tương tự, ECB cũng có khả năng chịu đựng hạn chế đối với những căng thẳng trên thị trường tài chính. Không giống như BoE, ECB đã không phải thông báo một sự can thiệp thị trường bất ngờ, nhưng vào tháng 7, ECB đã sử dụng Công cụ Bảo vệ Truyền dẫn để đảm bảo chênh lệch lợi suất trái phiếu giữa Đức và các nước khu vực đồng euro khác vẫn duy trì ở mức thấp.
Động thái này kết hợp với việc ECB lựa chọn tăng lãi suất mà không thu hẹp bảng cân đối kế toán có thể hạn chế tình trạng căng thẳng trái phiếu chính phủ bất chấp xu hướng nợ cao hơn giữa các chính phủ khu vực đồng euro.
Suy thoái nông vẫn là trường hợp cơ bản. Tuy nhiên, việc quản lý một cuộc suy thoái nông trở nên khó khăn hơn đối với các ngân hàng trung ương khi họ buộc phải bù đắp tác động lạm phát của chính sách tài khóa dễ dàng hơn.
Hơn nữa, vì chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thực sẽ có độ trễ và không chắc chắn, các ngân hàng trung ương phải dựa vào các mối quan hệ lịch sử. Tại Mỹ, các nhà phân tích của Financial Times kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất hơn nữa để đảm bảo lãi suất thực đủ tích cực để tác động lên hoạt động kinh tế.
Khi đối mặt với sai lầm về chính sách là lạm phát quá nhiều hoặc suy thoái trầm trọng, các ngân hàng trung ương dường như vẫn chỉ tập trung vào việc hạ thấp lạm phát, ngay cả khi nó làm tăng nguy cơ suy thoái nghiêm trọng hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận