menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Anh Giang

Nguy cơ tắc nghẽn chuỗi cung ứng khi dịch bệnh gia tăng tại châu Á

Khi phương Tây mở cửa trở lại, phần lớn châu Á vẫn đang phải chật vật ứng phó với virus. Điều đó có thể khiến chúng ta phải đối mặt với khả năng nghẽn nguồn cung ngày càng tăng trong những tháng tới và gây trở ngại cho tăng trưởng, đồng thời làm tăng lạm phát ở mọi nơi.

Virus vẫn cản trở hoạt động của chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng trở lại ở nhiều nước châu Á, chuyên gia Frederic Neumann - Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu kinh tế châu Á - Ngân hàng HSBC, vừa có một số bình luận về ảnh hưởng của đại dịch đối với hoạt động sản xuất.

Theo ông Frederic Neumann, năm qua, hầu hết các nước châu Á đã kiểm soát được virus với hiệu quả đáng ngưỡng mộ và nhờ đó các hoạt động sản xuất nhanh chóng được khôi phục, trong khi ở những nơi khác, điều này vẫn còn bị hạn chế. Do đó, khu vực này có thể cung cấp hàng hóa mà thế giới cần và thúc đẩy xuất khẩu lên mức cao chưa từng có. Các ngân hàng trung ương cho đến các nhà đầu tư dự đoạn sự gián đoạn trong nguồn cung ứng toàn cầu sẽ sớm giảm nhiệt khi các nước phương Tây đang khôi phục hoạt động, nhu cầu đối với hàng hóa liên quan đến đại dịch sẽ giảm bớt và chuyển sang nhu cầu về dịch vụ.

Tuy nhiên, tình hình hiện phức tạp hơn dự đoán. Đầu tiên là về nhu cầu hàng hóa, doanh số bán 'hàng hóa' vẫn tăng nhanh, đặc biệt là ở Mỹ, khi gói kích thích kinh tế lớn đang thúc đẩy hoạt động mua của người tiêu dùng. Thêm vào đó, hàng bán lẻ tồn kho sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục so với doanh số bán hàng trong tháng trước.

Điều này cho thấy rằng, một chu kỳ trữ hàng mạnh mẽ sẽ diễn ra, thậm chí ngay cả khi người tiêu dùng điều tiết việc mua hàng của họ. Và như vậy, việc tái dự trữ kho hàng có thể thúc đẩy chu kỳ sản xuất trong tối đa ba quý nữa. Với sự thiếu hụt hàng hóa đã xảy ra trong năm qua, nhiều doanh nghiệp sẽ muốn bổ sung thêm hàng dự trữ trong thời gian này.

Trong khi đó, về chuỗi cung ứng của châu Á, có nguy cơ hệ thống sản xuất của khu vực có thể không hoạt động trơn tru như mong muốn trong ngắn hạn. Thách thức quan trọng nhất chính là virus. Không kể Ấn Độ, các ca lây nhiễm hàng ngày ở châu Á hiện đang gần chạm mức cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan - tất cả những bánh răng quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực - những đợt bùng phát gần đây đã khiến các quy định về giãn cách xã hội được thắt chặt.

Mặc dù tác động của các biện pháp hạn chế khác nhau không còn rõ rệt như trước đây, chúng vẫn là lực cản đối với hoạt động sản xuất - từ giảm giờ làm và nhân công cho đến làm chậm các hoạt động logistic hơn. Hơn thế, nhiều nhà máy ở châu Á vẫn thuê mướn số lượng công nhân tương đối cao, chủ yếu là cho các khu vực lắp ráp ít được tự động hóa hơn so với các nền kinh tế tiên tiến.

Ở Việt Nam, lệnh phong tỏa gần đây đã được áp dụng ở tỉnh Bắc Ninh, một trung tâm sản xuất lớn. Các công nhân hiện đang ngủ lại tại nhà máy để giảm bớt sự lây nhiễm cho cộng đồng. Malaysia vừa áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài hai tuần. Ở Thái Lan, một cơ sở chế biến thịt lớn - vốn là một nhà xuất khẩu quan trọng, đã phải đóng cửa sau khi bùng phát dịch bệnh giữa các công nhân. Ở Đài Loan, việc đi lại đã bị hạn chế nghiêm trọng. Và danh sách vẫn còn tiếp tục.

Đường đi tới phục hồi còn xa

Nhiều người có thể chỉ xem đó là các biện pháp riêng lẻ có ít tác động đến sản lượng sản xuất. Nhưng với sự lỏng lẻo hiện đang tồn tại trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngay cả chỉ một sự suy giảm không đáng kể trong sản xuất hoặc vận chuyển cũng có thể tạo ra những tác động lan xa và rộng. Hơn nữa, những thị trường này là bánh răng thứ cấp trong hệ thống sản xuất toàn cầu bên cạnh những gã khổng lồ như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Hàn Quốc. "Và khi các bánh răng thứ cấp mắc kẹt, toàn bộ động cơ sẽ nổ tung" - ông Frederic Neumann nhận xét.

Malaysia là một trong những xưởng thử nghiệm và đóng gói chip ô tô lớn nhất thế giới. Một phần ba điện thoại thông minh trên toàn cầu được lắp ráp tại Việt Nam. Khi nói đến sản xuất bán dẫn, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp hơn, Đài Loan thực sự là trục truyền động trung tâm của ngành sản xuất thế giới, chứ không chỉ là bánh răng thứ cấp.

Ngoài ra, còn có một vài vấn đề đau đầu khác. Ở miền Nam Trung Quốc, chủ yếu là tỉnh Quảng Đông, tình trạng thiếu điện đã xuất hiện do đợt nắng nóng gay gắt. Đài Loan cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu điện cũng như thiếu nước. Trong một hệ thống sản xuất toàn cầu được cân bằng chặt chẽ như hiện tại, sự thiếu hụt này xảy ra hoàn toàn không đúng lúc.

Tất nhiên, những tác động của dịch bệnh lên chuỗi cung ứng sẽ được kết thúc khi vaccine được triển khai rộng rãi. Theo lịch trình giao nhận vaccine hiện nay, tình hình có thể được cải thiện đáng kể từ cuối quý III. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới vật lộn với tình trạng thiếu hụt tất cả các loại hàng hóa, đường đi tới tình hình được cải thiện đó dường như vẫn còn dài.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại