24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Dương Hải
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nguy cơ phát tán virus từ những người đã tiêm chủng và rủi ro tiềm tàng từ biến thể Lambda

Một số nghiên cứu mới cho thấy những người đã được tiêm chủng vẫn có khả năng lây truyền virus tương tự như những người chưa tiêm chủng. Bên cạnh đó biến thể Lambda lần đầu tiên xuất hiện ở Peru là một biến thể có nguy hiểm tiềm tàng vì có khả năng kháng được vắc xin.

Dưới đây là tổng hợp một số nghiên cứu khoa học mới nhất về các biến thể Covid-19 và những nỗ lực tìm kiếm phương pháp điều trị và vắc xin Covid-19.

Khả năng lây lan của biến thể Delta giữa người được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng

Trong số những người bị nhiễm biến thể Delta, những người được tiêm chủng đầy đủ khi bị nhiễm có thể cũng giống như những người chưa được tiêm về việc lây truyền virus sang người khác. Lượng virus trong mũi họng càng cao thì bệnh nhân càng có nhiều khả năng lây nhiễm cho người khác.

Tại một quận của tiểu bang Wisconsin, sau khi biến thể Delta trở nên chiếm ưu thế, các nhà nghiên cứu đã phân tích lượng virus trên các mẫu tăm bông mũi họng thu được khi bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu. Họ phát hiện thấy số lượng virus tương tự ở những bệnh nhân đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng với mức độ thường đủ cao để phát tán virus lây nhiễm.

Đồng tác giả nghiên cứu Katarina Grande thuộc Y tế công cộng Madison & Dane County ở Madison cho biết: "Một giả định chính cơ bản các quy định hiện hành nhằm làm chậm sự lây truyền Covid-19 là những người được tiêm chủng có nguy cơ lây lan virus sang người khác rất thấp. Tuy nhiên, các phát hiện chỉ ra rằng những người được tiêm chủng nên thực hiện các bước để ngăn chặn sự lây lan của virus cho những người khác”.

Trong một nghiên cứu riêng biệt từ Singapore, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù tải lượng virus Delta ở bệnh nhân đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng là tương đương nhau, nhưng tải lượng virus giảm nhanh hơn ở nhóm đã được tiêm chủng.

Các nghiên cứu của Wisconsin và Singapore đều được đăng vào thứ Bảy (31/7) trên medRxiv trước khi đánh giá ngang hàng.

Biến thể Lambda cho thấy khả năng kháng vắc xin

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy biến thể Lambda của Covid-19 được xác định lần đầu tiên ở Peru và hiện đang lan rộng ở Nam Mỹ có khả năng lây nhiễm cao và kháng vắc xin hơn so với phiên bản gốc của virus xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ba đột biến trong protein của biến thể Lambda được gọi là RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S giúp nó chống lại sự trung hòa bởi các kháng thể do vắc xin gây ra.

Hai đột biến bổ sung T76I và L452Q giúp làm cho biến thể Lambda có khả năng lây truyền cao.

Trong một bài báo được đăng vào thứ Tư (28/7) trên trang bioRxiv trước khi đánh giá ngang hàng, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng với việc biến thể Lambda trước đó được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gắn nhãn là "Biến thể cần quan tâm" thay vì "Biến thể đáng lo ngại" có thể khiến mọi người không nhận ra đó là một mối đe dọa tiềm tàng.

Theo đó, WHO đã gắn nhãn Lambda là "Biến thể đáng lo ngại" vào ngày 14/7. Các nhà khoa học cũng lo ngại biến thể Lambda này có mức độ lây nhiễm mạnh hơn biến thể Delta.

Mặc dù vẫn chưa rõ liệu biến thể này có nguy hiểm hơn biến thể Delta hay không, các nhà nghiên cứu cấp cao Kei Sato của Đại học Tokyo tin rằng "Lambda có thể là một mối đe dọa tiềm tàng đối với xã hội loài người”.

Liều mRNA thứ ba có thể tăng số lượng kháng thể, nhưng không tăng chất lượng

Các nhà nghiên cứu của Đại học Rockefeller đã báo cáo hôm thứ Năm (29/7) trên trang bioRxiv trước khi đánh giá đồng cấp rằng, trong số những người được tiêm chủng đầy đủ và chưa nhiễm Covid-19, việc tiêm liều thứ ba của vắc xin mRNA từ Pfizer/BioNTech hoặc Moderna có thể sẽ làm tăng mức độ kháng thể, nhưng không phải là kháng thể có khả năng tốt hơn để vô hiệu hóa các biến thể virus mới.

Các nhà khoa học lưu ý rằng ở những người sống sót sau Covid-19 sẽ có các kháng thể của hệ thống miễn dịch phát triển trong năm đầu tiên trở nên mạnh hơn và có khả năng chống lại các biến thể mới tốt hơn.

Ở 32 tình nguyện viên chưa nhiễm Covid-19, họ phát hiện ra rằng các kháng thể do vắc xin mRNA tạo ra đã phát triển giữa lần tiêm đầu tiên và mũi thứ hai.

Nhưng 5 tháng sau, đồng tác giả Michel Nussenzweig cho biết các kháng thể do vắc xin tạo ra "tương đương" với những kháng thể được thấy sau liều thứ hai với "sự cải thiện nhỏ có thể đo lường được" trong khả năng vô hiệu hóa nhiều loại biến thể mới của kháng thể.

Do đó, ông cho biết việc tiêm cho những người đó liều thứ ba của cùng một loại vắc xin có thể sẽ tạo ra lượng kháng thể cao hơn nhưng vẫn kém hiệu quả hơn đối với các biến thể. “Hiện tại, vắc xin vẫn có tác dụng bảo vệ khỏi tình trạng nhiễm bệnh nghiêm trọng”, ông cho biết.

“Nếu chúng ta biết rằng hiệu quả thực sự đang suy giảm đối với tình trạng nhiễm bệnh nghiêm trọng, nhưng một liều tăng cường hay bất cứ thứ gì có sẵn có thể trở nên thích hợp ngay cả hiệu quả đang suy giảm. Tuy nhiên, nếu một loại vắc xin cập nhật trở nên sẵn có để bảo vệ chống lại các biến thể cụ thể, thì đó sẽ là sự lựa chọn”, ông cho biết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả