24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Gia Bách
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nguy cơ bán nhà máy điện gió hàng nghìn tỉ đồng vì... vướng cơ chế

Nhiều doanh nghiệp điện gió thua lỗ.

Một số doanh nghiệp điện gió cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia hạn chủ trương đầu tư, bởi vướng các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp có nguy cơ phải bán dự án điện lên tới hàng nghìn tỉ vì vướng cơ chế.

Dự án điện gió tiếp tục gặp khó

Ông Trần Minh Tiến - chủ 4 dự án điện gió tại Gia Lai và Quảng Trị cho biết, mặc dù được Tập đoàn Điện lực Việt Nam tạo điều kiện đấu nối lên lưới, nhưng phía địa phương còn rất nhiều thủ tục khó khăn, phức tạp.

"Trung ương có rất nhiều cuộc làm việc gỡ khó cho các dự án điện tái tạo, nhưng ở địa phương đến bây giờ vẫn chưa gia hạn chủ trương đầu tư cho dự án của chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng, làm đủ mọi cách như yêu cầu của tỉnh nhưng vì vướng mắc về thủ tục đất đai nên tỉnh không gia hạn", ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, đặc thù ở một số khu vực miền núi những khiếu nại về đất đai rất nhiều. Song, địa phương không hỗ trợ doanh nghiệp mà yêu cầu doanh nghiệp tự đàm phán giá bồi thường với dân. Trong khi đó, phía doanh nghiệp không thể nào đáp ứng hết các yêu cầu từ phía người dân được.

"Nếu không được gia hạn chủ trương đầu tư, dự án của chúng tôi đang chạy thử nghiệm sẽ không được COD (vận hành thương mại). Hệ luỵ xảy ra là chúng tôi không được bán điện trong khi thời điểm này đang thiếu điện; doanh nghiệp không có doanh thu, nguy cơ mất nhà máy, trong khi mỗi một nhà máy được đầu tư lên tới gần 4.000 tỉ đồng", ông nói.

Nguy cơ bán nhà máy điện gió hàng nghìn tỉ đồng vì... vướng cơ chế

Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp rà soát các nội dung về khung giá cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp và kịp thời chỉnh sửa.

Ông Bùi Vạn Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và mặt trời Bình Thuận - cho biết, hồ sơ pháp lý cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để làm cơ sở thoả thuận giá với EVN rất nhiều, bao gồm: Giấy chứng nhận hoặc chủ trương đầu tư còn hiệu lực; thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; các thủ tục về đất đai, quyết định cho thuê đất, giao đất; thoả thuận đấu nối còn hiệu lực…

“Tất cả những hồ sơ pháp lý đã khó rồi, mà còn hiệu lực thì càng khó nữa. Bởi trong 2 năm qua, nhiều dự án điện mặt trời, điện gió không kịp hoàn thành tiến độ, nhiều dự án đã hết hạn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và một số lý do khách quan khác. Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải hoàn thành việc đàm phán, thống nhất giá điện tái tạo là rất khó”, ông Thịnh nói.

45 dự án điện tái tạo chưa nộp hồ sơ hoạt động điện lực

Theo Bộ Công Thương, xác định việc đàm phán giá chính thức giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chủ đầu tư của 85 dự án chuyển tiếp sẽ mất nhiều thời gian.

Do đó, bộ này đã ban hành chỉ đạo EVN đàm phán giá điện tạm thời với chủ đầu tư và cho vận hành phát điện lên lưới điện khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định.

Đồng thời, thực hiện thanh quyết toán theo giá chính thức (sau khi đàm phán xong) kể từ ngày phát điện lên lưới. Bên cạnh đó, bộ cũng gửi công văn đến UBND các tỉnh, thành phố và EVN, đề nghị phối hợp hướng dẫn các chủ đầu tư nhà máy điện hoàn thiện thủ tục pháp lý để sớm đưa các dự án chuyển tiếp vào vận hành thương mại.

Bộ Công Thương cho hay có 79/85 dự án chuyển tiếp với tổng công suất 4.449MW đã nộp hồ sơ đến EVN. Còn 6/85 dự án với tổng công suất 284MW (chiếm 6%) chưa gửi hồ sơ đàm phán dù EVN đã đôn đốc nhiều lần.

Trong số các dự án đã nộp hồ sơ đàm phán, hiện có 68 dự án đã thỏa thuận giá điện với EVN, 67/68 dự án đã thỏa thuận giá điện tạm thời bằng 50% khung giá phát điện để làm cơ sở ký kết hợp đồng mua bán điện và vận hành thương mại.

Hiện có 43/61 dự án (đã được Bộ Công Thương duyệt giá tạm) đã và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong đó, chỉ mới 20 dự án với tổng công suất 1.171MW đã được công nhận ngày vận hành thương mại.

Về tình hình cấp giấy phép hoạt động điện lực có 29/85 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện, trong đó có 9 dự án được cấp phép một phần dự án, còn lại là toàn bộ dự án.

Đáng chú ý, có tới 45 dự án chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả