Nguồn lực nào cho "cuộc chiến" đẩy lùi COVID-19?
Vấn đề bây giờ là với chủng Delta, nguy cơ dịch bùng phát mạnh hơn vẫn hiện hữu do việc tổ chức, chỉ đạo phòng chống dịch nhiều nơi rõ ràng vẫn đang quá lúng túng, luẩn quẩn, số ca F0 trong cộng đồng còn quá nhiều, số người được tiêm vắc xin còn ít và nguồn nhập về vẫn tắc bụp...trong khi đó, các nguồn lực dành cho phòng, chống dịch ngày càng cạn dần.
Các nguồn kinh phí cho phòng chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ những người khó khăn...càng hạn hẹp khi dịch còn kéo dài.
Nhưng với tư tưởng dân túy cố hữu ở chỗ nào đó, người ta không chịu hướng đến những giải pháp mà ở nhiều nước họ đã thực hiện bình thường từ lâu và có hiệu quả.
Ví dụ như là hoàn toàn có thể thu phí tiêm vắc xin để có nguồn thu, đầu tư nghiên cứu, sản xuất vắc xin, nhập vắc xin từ nước ngoài về. Người ta lo ngại việc thu phí tiêm vắc xin sẽ không tạo ra sự công bằng với người nghèo. Không phải thế, khi thu được kinh phí, hoàn toàn có thể nhập nhiều hơn vắc xin về để tiêm miễn phí cho các nhóm đối tượng không đủ khả năng chi trả. Thật ra thì có rất nhiều đối tượng có thể trả tiền để được tiêm vắc xin. Nếu chỉ là vài trăm ngàn đến 1-2 triệu đồng/mũi thì tỷ lệ người có khả năng trả là cao.
Hay trong việc điều trị bệnh nhân, những bệnh nhân nào có khả năng chi trả các chi phí chăm sóc, điều trị y tế tại các bệnh viện thì cứ khuyến khích họ chi trả đi. Thậm chí, những ca F1 đi cách ly, nếu có điều kiện có thể trả tiền cho việc nằm điều trị, cách ly tại nhiều khách sạn lớn- những nơi đang bỏ hoang vì không có khách, tại sao không? trong khi mà các cơ sở cách ly hiện tại đều đang quá tải và vì quá chật, hẹp nên nguy cơ lây lan trong các cơ sở cách ly đó thực tế cũng rất cao? Với số tiền thu được, quay trở lại đều tư, mua sắm trang thiết bị y tế, vắc xin để điều trị cho những người nghèo, không có điều kiện trả viện phí, không phải hợp lý sao? Thực hiện "Mục tiêu kép" chính là ở đây đấy, vừa giúp DN phục hồi đc phần nào vừa có tiền bổ sung cho nguồn lực tài chính chống dịch.
Hôm qua, Báo Giao thông đã có một bài viết đáng chú ý nêu vấn đề bệnh viện Nam Sài Gòn thu "tiền ủng hộ" của một bệnh nhân (F0) số tiền hơn 400 triệu để điều trị tại đây. Thực tế, ở nhiều bệnh viện, không chỉ Nam Sài Gòn, kinh phí để chăm sóc y tế cho một người nhiễm Covid-19 rất lớn, có thể lên tới 600 tr- 1 tỷ đồng. Thế thì rất khó có thể điều trị miễn phí cho tất cả người dân nhiễm SAR-Cov-2 vào cơ sở y tế vì chi phí bỏ ra quá lớn mà khó một cơ sở y tế nào gánh nổi trong một thời gian dài, nhất là cơ sở y tế tư nhân. Cho nên, thực tế, nhiều bệnh viện họ phải vận động để người bị nhiễm bệnh chi trả một phần nào đó, vì nếu không, cạn kiệt nguồn lực, trong khi bảo hiểm y tế cũng chỉ có thể trả được một phần thôi, thì bệnh viện công - có tiền ngân sách nhà nước cũng khó hoạt động, nói gì đến các bệnh viện tư nhân.
Cuộc chiến với dịch Covid-19 chắc còn kéo dài, tất nhiên để chống dịch phải có nhiều giải pháp, nhưng trong đó, việc tập trung huy động nguồn lực, tài chính để thực hiện các giải pháp đó là một vấn đề rất lớn cần có một tư duy đúng, thực tế để giải quyết. Không có kinh phí, không có tiền, chẳng làm gì được cả và những nỗ lực phòng, chống dịch sẽ càng ngày càng đuối.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận