Người Việt hồi hương, hành xử thế nào cho phải lẽ?
Thông tin sắp tới sẽ có hàng chục ngàn người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương trong thời điểm dịch Covid 19 đang bùng phát ở nhiều quốc gia đang dấy lên hai luồng dư luận: Đồng tình và không.
Phía không đồng tình nêu nhiều lý do, trong đó cho rằng để có được thành quả phòng chống dịch hôm nay là sự nỗ lực vô cùng to lớn cùng với những hi sinh không hề nhỏ. Đây còn là uy tín của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Nếu như chấp nhận việc hồi hương, sẽ tạo nguy cơ bùng phát dịch, công lao sẽ đổ sông, đổ biển.
Lo ngại này là có cơ sở bởi đến thời điểm hiện tại, trong số 270 trường hợp dương tính với Virus Covid 19, hơn 2/3 là “theo chân” kiều bào hồi hương.
Song, theo người viết bài này, việc đón bà con ta từ nước ngoài là điều không bàn cãi vì Hiến pháp 2013 Điều 18.1 ghi: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Tại Điều 38.1 “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”.
Thứ hai, về tình. Với truyền thống tương thân, tương ái trong nghĩa đồng bào (sinh cùng một bọc), người VIệt Nam ta không thể bỏ rơi những đứa con của mình trong cơn hoạn nạn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, trong dịch bệnh “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Do đó, việc này nên, cần và phải đón đồng bào ta về nước. Vấn đề là đón như thế nào là điều cần phải bàn.
Về thời gian, đây có thể coi là thời điểm thuận tiện bởi về cơ bản, chúng ta đã không chế được dịch bệnh. Lượng người cách ly đã giảm nhiều. Cơ sở vật chất được chuẩn bị tương đối chu đáo. Khả năng không chế sự lan truyền cũng như xử lý dịch bệnh tốt, chủ động và có kinh nghiệm đối phó.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cũng như không tạo gánh nặng quá mức, cần tổ chức đón làm nhiều đợt với liều lượng hợp lý, phù hợp với khả năng đồng thời cũng tạo điều kiện để bà con về nước được chu đáo.
Cụ thể, tùy theo khả năng có thể mỗi ngày đón 500 hay 1.000 người chẳng hạn.
Về thời gian cách ly, có thể 14 ngày hoặc có thể hơn, tùy theo ý kiến các nhà chuyên môn. Song, về kinh phí cách ly, nên để bà con tự đóng góp. Tuy nhiên, có tính đến trường hợp sinh viên nghèo, học giỏi, kinh tế gia đình có khó khăn...
Nếu ai nhiễm bệnh, Nhà nước sẽ chi trả bởi theo Điều 48 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, những người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí..
Như vậy những người cách ly không (hoặc chưa) “mắc bệnh dịch” nên chưa (hoặc không) phải là bệnh nhân nên Nhà nước không có trách nhiệm chi trả là đúng luật.
Thứ hai, tiền ngân sách là tiền của dân đóng góp. Vì vậy, không nên để bà con trong nước một nắng hai sương gom góp kiểu “Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng”. Trong khi thực tế, kiều bào nhìn chung là có đời sống cao hơn, sung túc hơn người dân trong nước.
Tóm lại theo tôi, việc đón bà con về nước là việc không bàn cãi. Tuy nhiên, cần tính toán lộ trình, đặc biệt các chi phí phục vụ cho việc này như làm xét nghiệm, ăn nghỉ… trong thời gian cách ly, không nên chi từ ngân sách Nhà nước, trừ với các bệnh nhân dương tính theo Luật dịch.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận