Người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng ngày một lớn trên thị trường tác phẩm nghệ thuật siêu đắt đỏ
Khủng hoảng tài chính đã đẩy kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái sâu, vai trò của những người giàu có Trung Quốc trên thị trường nghệ thuật toàn cầu ngày một trở nên quan trọng hơn.
Thị trường nghệ thuật châu Á hiện đang bị thâu tóm bởi các “ông trùm” Trung Quốc. Và hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Xu thế này sẽ diễn ra ngày một mạnh mẽ hơn nữa.
Trong năm nay, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt trong khi đó kinh tế Mỹ đương đầu với quá nhiều thách thức. Cùng lúc đó, nhiều nền kinh tế lớn khác trên thế giới cũng gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày một tồi tệ. Tuy nhiên theo số liệu công bố mới nhất của Hurun, số lượng các tỷ phú Trung Quốc hiện đang tăng nhanh nhất trong lịch sử nước này.
Cụ thể, hiện Trung Quốc đang có 878 tỷ phú dưới 40 tuổi, trong đó có 257 tỷ phú mới nổi trong năm nay với tổng tài sản ước tính khoảng 4 nghìn tỷ USD, cao hơn ngưỡng trước đây. Sau hai thế hệ kinh tế tăng trưởng không ngừng, cuối cùng năm 2020 có thể coi như mốc không mấy vui với các nền kinh tế phương Tây.
Khi mà người Trung Quốc trở nên giàu có hơn, họ tìm đến các trung tâm đấu giá tác phẩm nghệ thuật tại New York và London ngày một nhiều. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng tài chính đã đẩy kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái sâu, vai trò của những người giàu có Trung Quốc trên thị trường nghệ thuật toàn cầu ngày một trở nên quan trọng hơn.
Từ đồ gốm cổ cho đến các tác phẩm nghệ thuật châu Á, nhà sưu tập Trung Quốc trở nên ngày một tinh tế hơn khi tiến hành các vụ mua gom tác phẩm nghệ thuật ở nước ngoài. Giờ đây, thị trường nghệ thuật nội địa Trung Quốc đã có quy mô lớn đến nỗi họ cũng không cần phải đến tham dự các sự kiện đấu giá tác phẩm nghệ thuật tại New York và London nữa.
Năm 2011 đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn, 11 tác phẩm nghệ thuật có trị giá hơn 100 triệu USD đã được bán tại Trung Quốc. Còn trong sự kiện kéo dài 2 ngày vào năm 2014, nhóm của Sotheby đã bán được các tác phẩm nghệ thuật đương đại châu Á trị giá 47,5 triệu USD chỉ trong vòng 2 ngày của sự kiện.
Theo số liệu của Artnet, giá trị các tác phẩm nghệ thuật được đấu giá tại Trung Quốc tăng 9%. 2 năm sau đó, phiên đấu giá của Sothey tại New York thu về 60,4 triệu USD trong phiên đấu giá tại châu Á.
Tất nhiên không phải mọi chuyện đều suôn sẻ. Có những phiên đấu giá mà sau đó tiền không được thanh toán còn các con số cao ngất trời cũng chỉ là sự nhất thời thoáng qua. Đến năm 2017, nhiều người đã nói về tình trạng bong bóng xì hơi. Tuy nhiên sự thật là xu thế kinh doanh tác phẩm nghệ thuật vẫn tiếp tục tăng lên.
Thị trường nghệ thuật Trung Quốc hiện chưa đạt đến mức độ “phát cuồng” với các tác phẩm nghệ thuật kiểu như phương Tây, doanh số bán các sản phẩm này mỗi kỳ đấu giá đạt cả hàng trăm triệu USD.
Quy mô thị trường kinh doanh các sản phẩm nghệ thuật châu Á không nên chỉ tính với mức độ chi tiêu của họ trong vòng 1 ngày. Thế nhưng nhìn vào những giao dịch nhiều triệu USD, có thể thấy giao dịch quy mô lớn kiểu vậy không chỉ giúp bình ổn thị trường nghệ thuật châu Á mà còn cho thấy sự tinh tế. Người kinh doanh sản phẩm nghệ thuật Trung Quốc hiện vẫn tập trung chủ yếu vào khu vực này, họ không đi đâu cả.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận