Người nước ngoài họ coi việc tích lũy đầu tư như thói quen... còn ở Việt Nam thì sao?
1. Mình đã chyển từ trạng thái thích tiêu tiền sang trạng thái thích tích lũy đầu tư:
Hóa ra người nước ngoài họ coi việc tích lũy đầu tư như thói quen đánh răng hàng ngày. Còn ở Việt Nam mình nó khó hơn cả việc xây nhà, chọn nghề...
Trả lời băn khoăn đó thì sau nhiều ngày làm cái việc ĐẦU TƯ rất nhàm chán: Đó là tích lũy từng đồng tiền nhỏ hàng tháng để mua từng tài sản xây cho danh mục của mình lớn dần lên. Mình nhận ra được một ích lợi rất lớn đó là :
Cụ thể bình thường cứ đến cuối tháng có lương thì thông thường mình sẽ đi ăn nhậu hay kiếm mua một món đồ dùng mà mình thích hay những món đồ khuyến mãi của các công ty đang sales off rất mạnh. Nhưng bây giờ thì lại khác, cái thói quen đó là chuyển gần như hoàn toàn sang việc chờ có tiền là đi mua tài sản như vàng, quỹ ETF, trái phiếu, cổ phiếu... Rất bất ngờ là mình nhận ra sau nhiều ngày gom góp tiền thì mình cũng có một khoản để chuẩn bị cho cái đám cưới hay mua một căn nhà hay chuẩn bị cho một cái ô tô hay đơn giản chỉ là sửa lại căn nhà của mình đang ở cho đẹp đẽ hơn.
Mình nhìn thấy lợi ích thực sự mình có được nhờ tích lũy nó tốt hơn rất nhiều so với kết quả mình có được nhờ chi tiêu nhiều.
2.Mình đã chuyển từ cảm giác lo lắng, hồ nghi, nhàm chán về chuyện đầu tư sang cảm giác bình an trong tích lũy.
Có lẽ ai khi mới bắt đầu bỏ tiền vào một tài sản đầu tư thì cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi: Liệu rằng thời điểm này đã tốt để mua chưa, liệu rằng mua xong có bị giảm không, liệu rằng có bị mất tiền hay không... Và còn rất rất nhiều những cái băn khoăn của mọi người. Đó là một cảm giác và sự hồ nghi rất bình thường khi mới bắt đầu. Để vượt qua điều này thì không có một cách nào khác là phải hiểu về nó và trải nghiệm để vượt qua những cái cảm giác đó. Việc hiểu rõ khẩu vị của mình và quản trị rủi ro cho danh mục đầu tư của mình luôn luôn là những tố căn bản tạo nên sự bình an trong quá trình tích lũy đầu tư.
3. Mình đã chuyển từ cách đầu tư chộp giật theo sóng, theo trend sang cách thức đầu tư tích lũy như một thói quen mỗi ngày.
Tại sao ở Việt Nam mọi người đi gửi tiết kiệm Ngân hàng mọi người có bao giờ quan tâm đến việc sợ hãi về những rủi ro tiềm ẩn của nó như ngân hàng mất thanh khoản, phá sản hay bán hàng sai, lừa dối khách hàng thậm chí lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng. Ở Việt Nam đặc biệt là Miền Bắc thì tiết kiệm tiền nó là văn hóa, là thói quen của mọi người rồi và việc có mỗi kênh gửi vào ngân hàng là quen thuộc nhất nên mọi người có tiền là bỏ vào đó như một thói quen vậy thôi.
Tại sao không thể biến việc tích lũy tài sản như vàng, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETF, bất động sản nó đơn giản như việc tiết kiệm Ngân hàng. Tại sao ai đấy cứ phải quan trọng hóa thậm chí là trầm trọng hóa cái vấn đề này để nó trở nên phức tạp để phục vụ cho những mục đích riêng nào đấy. Việc thị trường nó biến động mỗi ngày nó cũng có khác gì như sóng biển vốn dĩ sinh ra nó đã như vậy rồi. Việc của mình thì như con thuyền đi lênh đênh trên mặt sóng mà thôi.
Tại sao nhiều người nước ngoài họ coi việc tích lũy quỹ ETF hay cổ phiếu như việc đánh răng hàng ngày. Họ cảm thấy đó là một việc hết sức đơn giản bình thường mà thôi. Tại sao ở Việt Nam mình chưa thay đổi như vậy. Có phải bởi một lẽ đơn giản là chưa có nhiều người trải nghiệm về cách tiếp cận đơn giản này và cũng rất ít người chia sẻ về cách tiếp cận đơn giản này. Đôi khi những công ty họ cứ phức tạp vấn đề lên để tung hỏa mù cho mọi người để mà phải theo họ và để họ đưa vào một cái rọ chờ "thịt".
4. Mình đã chuyển từ trạng thái FOMO sang trạng thái bình tĩnh trong mỗi giao dịch.
Học theo cách tiếp cận của người Nhật, cứ phải cân nhắc suy nghĩ kĩ trước khi xuống tiền. Cái gì càng bị thôi thúc vội vàng thì mình càng phải chậm lại. Đây là cuộc đấu tâm lý bên trong mình giữa lòng tham và sự sợ hãi để đưa nó về trạng thái cân bằng không tham và không sợ nữa. Lúc này mình sẽ bình tĩnh hơn trước khi quyết định.
5. Mình đã chuyển từ việc kiếm tiền sang việc kiếm dòng tiền trong đầu tư.
Có thể trước đây mỗi khi mua một tài sản mình sẽ nghĩ là ăn chênh bao nhiêu % từ cái tài sản này. Nhưng điều đó nó chỉ làm cho lòng tham của mình ngày một tăng và sự mất mát tiền bạc của mình nó cứ lớn dần lên mà thôi.
Mình chuyển mục tiêu chính sang dòng tiền thì mọi thứ nó trở nên bền vững và tốt đẹp hơn rất nhiều. Mỗi tài sản mình mua thì thường mình sẽ để ý nhiều hơn đến tính bền vững và dòng tiền nó mang lại đều đều hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Tuy phải chắt chiu từng dòng tiền nhỏ nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động tài chính cá nhân của mỗi người. Mình chắc chắn rằng Tự do tài chính nếu xuất phát từ kiếm dòng tiền nó sẽ có khả năng thành công cao hơn việc kiếm tiền.
Kết luận: Tích lũy đầu tư chỉ nên coi như một thói quen hàng ngày.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận