Người khôn ngoan không giúp đỡ người khác trong 8 trường hợp này
Giúp đỡ người khác là điều tốt và đáng được khen ngợi nhưng lòng tốt trao đi cần có chừng mực và nguyên tắc nhất định. Trong 8 trường hợp dưới đây, người khôn ngoan lựa chọn từ chối giúp đỡ.
1. Bạn cảm thấy bắt buộc phải giúp đỡ hơn là muốn giúp đỡ
Nếu bạn là người có nghĩa vụ (cảm thấy bắt buộc phải làm mọi việc) giúp đỡ thì có lẽ đã đến lúc bạn nên lùi lại một bước. Khi bạn cảm thấy việc giúp đỡ này như bắt buộc, bạn sẽ trải qua cảm giác bực bội và thất vọng. Lúc này, bạn đang đặt bản thân, nhu cầu và mong muốn của mình vào hàng ưu tiên phía sau. Bạn không nên giúp đỡ khi cảm thấy như đó là nghĩa vụ phải làm hơn là bản chất mong muốn làm điều đó.
2. Bạn đang làm hộ hơn là giúp đỡ
Không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Khi bạn giúp đỡ ai đó, bạn làm điều mà bạn tin rằng người đó không thể tự làm được. Khi bạn làm hộ người khác, điều đó có nghĩa là bạn đang làm những việc mà người đó có thể hoặc nên có khả năng tự làm.
Khi bạn thấy mình đang làm hộ người khác hơn là giúp đỡ họ, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần xem xét lại hành động của mình. Bất chấp ý định thực sự của bạn là gì, việc làm hộ ai đó có thể gây hại nhiều hơn lợi.
3. Bạn đang phớt lờ đạo đức và giá trị của mình
Trong một số tình huống nhất định, bạn nên ngừng giúp đỡ người khác khi điều đó ảnh hưởng đến đạo đức và giá trị của bạn. Giúp đỡ người khác là điều đáng khen ngợi nhưng điều đó không nên đánh đổi sự chính trực của bạn. Khi để giúp đỡ ai đó, bạn phải tham gia vào các hành động trái ngược với niềm tin của mình thì đã đến lúc bạn nên đánh giá lại bản chất và mức độ hỗ trợ của mình. Dù ở trong hoàn cảnh nào, hãy luôn ưu tiên cho các giá trị của bạn và đảm bảo rằng hành động của bạn phù hợp với những gì bạn cho là đúng và hợp đạo đức.
4. Người mà bạn đang giúp đỡ không muốn thay đổi
Với người không muốn thay đổi, bạn nên ngừng cố gắng giúp đỡ họ. Khi bạn bỏ ra thời gian và năng lượng vào việc hỗ trợ một người không muốn phát triển hoặc không muốn thừa nhận nhu cầu thay đổi của bản thân có thể khiến bạn rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi.
Giúp đỡ người khác là điều tốt nhưng chúng ta ai cũng cần hiểu rằng sự chuyển hóa cá nhân cuối cùng phải đến từ bên trong. Nếu ai đó liên tục nhờ bạn giúp đỡ nhưng lại không thực sự muốn cải thiện bản thân, bạn cần chuyển sự tập trung của mình sang những người khác, điều khác xứng đáng hơn.
5. Người mà bạn đang giúp đỡ không đánh giá cao bạn
Khi những nỗ lực của bạn không được chú ý hoặc không được đánh giá cao, bạn sẽ dễ cảm thấy thất vọng và oán giận. Mọi lòng tốt đều cần được trao cho người xứng đáng. Khi bạn liên tục hỗ trợ mà không nhận được sự biết ơn hoặc thừa nhận, hãy dừng lại. Điều quan trọng là phải ưu tiên giá trị bản thân bạn và hướng năng lượng của mình tới những người thực sự đánh giá cao nỗ lực đó.
6. Sự giúp đỡ của bạn đang kìm hãm sự phát triển của người khác
Hãy tự hỏi bản thân rằng việc bạn giúp đỡ ai kia có cản trở sự phát triển của họ không? Bạn có thể thật lòng muốn giúp một tay nhưng có những trường hợp, sự hỗ trợ liên tục của bạn có thể vô tình ngăn cản ai đó phát triển kỹ năng và khả năng phục hồi của chính họ.
Bằng cách từ chối giúp đỡ, bạn cho phép họ có cơ hội tự đối mặt với thử thách, học hỏi từ kinh nghiệm và trau dồi khả năng của chính mình. Mọi sự phát triển cá nhân đều đòi hỏi phải chấp nhận những trở ngại và làm chủ cuộc hành trình.
7. Người mà bạn giúp đỡ đang lợi dụng lòng tốt của bạn
Có thể không dễ để nhận ra lòng tốt của bạn đang bị lợi dụng nhưng việc cho phép ai đó lợi dụng mình sẽ làm xói mòn hạnh phúc và lòng tự trọng của bạn. Dù ở trong hoàn cảnh nào, bạn cũng cần ưu tiên các nhu cầu của mình, bảo vệ sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bản thân. Mọi sự giúp đỡ trao đi nên được nhận về lòng biết ơn và sự có qua có lại. Bằng cách từ chối giúp đỡ người lợi dụng mình, bạn gửi đi thông điệp rõ ràng rằng ranh giới của bạn xứng đáng được tôn trọng.
8. Bạn “nghiện” giúp đỡ mọi người
Nghiện giúp đỡ mọi người có thể là một vấn đề phức tạp bị nhiều người bỏ qua. Giúp đỡ người khác là điều đáng được ngợi khen nhưng nó có thể trở thành vấn đề gây hại cho sức khỏe của chính bạn khi bạn “nghiện” giúp đỡ.
Nghiện giúp đỡ thường bắt nguồn từ nhu cầu lớn về sự công nhận, giá trị bản thân hoặc mong muốn kiểm soát kết quả. Nó có thể dẫn bạn đến việc luôn ưu tiên nhu cầu của người khác hơn của chính mình, bỏ bê việc chăm sóc bản thân và đánh mất ranh giới cũng như giới hạn của bạn. Chứng nghiện này có thể làm bạn kiệt quệ về thể chất, cảm xúc và tinh thần.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận