Người EQ cao không bao giờ mắc 9 sai lầm này
Làm thế nào để biết liệu bạn có chỉ số EQ cao hay không? Hãy so sánh bản thân với những thói quen người có EQ thấp như sau đây.
1. Phản ứng hấp tấp
Trước mỗi tình huống phát sinh trong đời sống, nhiều người phản ứng theo bản năng mà không suy xét trước sau. Người có EQ cao sẽ tính toán, xem xét tình hình trước thay vì phản ứng vội vàng. Họ bình tĩnh và thong thả trong tình huống mà những người có EQ thấp sẽ hoảng loạn và sợ hãi.
Những người có EQ cao luôn biết cách kiềm chế. Họ không đưa ra quyết định khi tức giận, tổn thương hay sợ hãi. Thay vào đó, họ sẽ đợi đến khi tinh thần đã ổn định, rồi mới đưa ra quyết định đúng đắn sau khi đã xem xét tình hình.
2. Trốn tránh những điều mới
Những người có EQ cao cởi mở trong suy nghĩ, tò mò trong trí tuệ, luôn chấp nhận nhiều điều mới cần học hỏi, vì hiểu rằng không phải lúc nào bản thân cũng đúng.
Họ không bao giờ ngại đối diện với các quan điểm hoặc niềm tin khác. Nhóm người này luôn nhìn nhận những điều tốt đẹp ở người khác. Họ không ngại tìm kiếm sự giúp đỡ và cố vấn khi cần thiết, vì biết giới hạn của bản thân mình. Vậy nên họ thường có những người bạn trên mọi nẻo đường cuộc sống.
3. Ích kỷ
Đa số mọi người hay vì nhìn nhận cuộc sống qua nhu cầu và mong muốn của bản thân. Nhưng những người EQ cao có khả năng nhìn thế giới từ một góc độ rộng hơn và đặt mình rất tốt vào vị trí của người khác. Họ cũng dễ tha thứ cho chính mình và cho mọi người.
Trí thông minh cảm xúc cao ngăn họ phán xét, công kích, chỉ trích, ra lệnh, dạy đời hay đổ lỗi trong giao tiếp. Họ biết tôn trọng khi người khác muốn bày tỏ cảm xúc, luôn biết chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
4. Hằn học vô cớ
Hầu hết những người có EQ thấp không thể bình tĩnh để xác định vấn đề và tìm ra giải pháp khi đối mặt với các tình huống khó khăn. Họ dễ sa vào các phản ứng tiêu cực. Trong khi đó, những người có EQ cao không bao giờ để bản thân bị những cảm xúc đó nhấn chìm.
Người có EQ thấp sống với tâm thế như cả thế giới mắc nợ họ, nhưng người có EQ cao thì ngược lại. Họ biết tự nhìn nhận lại bản thân để xác định lý do mắc sai lầm, từ đó tự rút ra bài học.
5. Bối rối trước những phản ứng bên trong tâm trí
Những người có EQ cao hiểu được các phản ứng dây chuyền dẫn tới cảm xúc của họ. Họ cũng có thể giải thích lý do bản thân trải qua những cảm giác nhất định, chứ không đổ lỗi cho người khác.
Người có trí thông minh cảm xúc là người không bao giờ giả tạo và không giấu giếm ý nghĩ hay nói dối hoàn toàn về những gì bản thân đang cảm thấy. Họ cũng không giảm thiểu hoặc phóng đại cảm xúc, cũng không để mọi thứ tích tụ cho đến khi giọt nước tràn ly.
6. Phản ứng cục cằn
Thay vì thể hiện cảm xúc bằng những hành động tiêu cực như đóng sầm cửa, ủ rũ, gây hấn hoặc im lặng, người EQ bày tỏ suy nghĩ một cách bình tĩnh trong các tình huống giao tiếp. Họ cũng cởi mở với những ý kiến trái chiều và sẽ không cố gắng thắng một cuộc tranh cãi, vì họ biết quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Những cá nhân có EQ cao là những bậc thầy về giao tiếp. Họ có kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tuyệt vời. Họ dễ kiểm soát xung đột, tạo dựng được các mối quan hệ bền chặt và có thể truyền đạt suy nghĩ theo cách đầy tôn trọng. Việc đó cũng làm tăng sức ảnh hưởng của họ đến người khác theo hướng tích cực.
7. Bỏ quên sự cân bằng
Những người có EQ cao hiểu điều gì nằm trong tầm kiểm soát, nên không bao giờ phí sức vào những gì ngoài khả năng. Những người có EQ cao nhìn cuộc sống bằng con mắt cân bằng, tích cực. Họ luôn cố gắng xoay xở, chấp nhận những khó khăn để hoàn thiện bản thân.
Họ không quá bi quan hoặc lạc quan đến ảo tưởng. Họ có xu hướng hạnh phúc và thành công, nhận ra những điều tốt đẹp ở người khác và ở chính bản thân, đồng thời sẵn sàng tha thứ cho những sai lầm.
8. Không chấp nhận cảm xúc tiêu cực
Những người có EQ thấp dễ bị chi phối bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng, tội lỗi, xấu hổ, thất vọng, tuyệt vọng, bất lực, phụ thuộc, hoặc chán nản. Họ dễ bị thao túng tâm lý.
Người EQ thì ngược lại. Nhóm người này biết cách để cho các mục tiêu và mong muốn cá nhân thúc đẩy họ – không phải quyền lực, sự giàu có, địa vị, danh tiếng hay sự ghi nhận.
9. Dễ bị người khác “thao túng”
Ngay cả khi phải trải qua một cuộc sống khó khăn, những người EQ cao luôn cố gắng học hỏi từ nỗi đau và hoàn thiện bản thân tốt hơn nữa. Họ không suy sụp bởi quá khứ mà tận dụng bài học nó mang lại.
Những người có EQ cao không bao giờ cho phép người khác đưa ra quyết định thay mình mà chính họ là người tự điều khiển cuộc đời. Họ là những người kiên nhẫn và có thể vững vàng trước sóng gió.
Trí thông minh cảm xúc EQ rõ ràng giúp một người có nhiều lợi ích trong giao tiếp và cuộc sống. Đó là một kỹ năng không dễ dàng có được và cần nhiều sự rèn luyện. Một khi đã xây đắp được trí thông minh này, bạn sẽ luôn nổi bật giữa đám đông, và sẽ sớm thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân tốt hơn, gặt hái thành công trong sự nghiệp, cùng cảm giác hạnh phúc và bình yên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận