Người dân Ukraine sẵn sàng "kháng chiến trường kỳ"?
Khi năm 2021 sắp kết thúc, viễn cảnh về một cuộc chiến toàn diện ở châu Âu dường như khó có thể xảy ra, nếu không muốn nói là không thể. Tuy nhiên, hai tháng đầu năm 2022 đã thay đổi tất cả. Quyết định xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khởi động cho một cuộc xung đột đô thị giữa hai quốc gia lớn nhất châu Âu mà chúng ta chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Canh bạc này là vô cùng lớn. Putin hiện đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của Nga trong tình trạng "báo động đặc biệt”, đồng thời cảnh báo Thụy Điển và Phần Lan rằng bất kỳ nỗ lực gia nhập NATO nào của họ sẽ vấp phải những "hậu quả quân sự nghiêm trọng". Đây là những dấu hiệu đáng lo ngại và có thể xác nhận rằng cuộc xâm lược của Nga là một nỗ lực nhằm kích động tái cơ cấu chiến lược lớn và tạo ra một mô hình địa chính trị mới.
Hiện tại, khi giao tranh diễn ra dữ dội ở khắp các trung tâm đô thị bị bao vây của Ukraine, chúng ta nên xem xét giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột này có thể diễn ra dưới hình thức nào. Trong trường hợp không có các cuộc đàm phán hòa bình thực chất, dường như nhiều khả năng chúng ta sẽ chứng kiến cuộc chiến ở Ukraine tăng tốc trong những tuần tới, chuyển sang một chiến dịch kháng chiến vũ trang bất đối xứng kéo dài. Điều này cho thấy Nga sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực bừa bãi và/hoặc vũ khí phi thông thường nếu cần thiết để tiến vào và chiếm đóng các thành phố quan trọng của Ukraine.
Điều quan trọng là các nhà quan sát phương Tây hiểu rõ không chỉ rằng một cuộc nổi dậy kéo dài có khả năng xảy ra ở Ukraine, mà còn có nhiều lý do cho điều này. Ukraine là một quốc gia có 44 triệu dân với 500.000 cựu chiến binh tích lũy kinh nghiệm chiến đấu trực tiếp từ những căng thẳng ly khai âm ỉ gần đây ở miền Đông nước này.
Tháng 10/2019 tại Lviv, người ta đã chứng kiến cảnh tượng di chuyển quân nghẹt thở trên các sân ga tại nhà ga chính của thành phố. Trên thực tế, Ukraine đã và đang chiến đấu trong một cuộc chiến gần như tổng lực trong suốt một thập kỷ qua. Do đó, đất nước này có sức chịu đựng rất tốt trước sự khủng khiếp của cuộc xung đột hiện đại và mới đây thôi họ đã hoàn toàn nhận thức được rằng không thể dựa vào sự can thiệp của phương Tây trong trường hợp một cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Những thực tế quan trọng này đã góp phần vào sự sẵn sàng và tự lực ở mức độ cao của nhà nước Ukraine, và có mọi lý do để tin rằng Ukraine sẽ duy trì khả năng tiến hành một chiến dịch kháng chiến vũ trang trường kỳ trong những tháng tới khi Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ của họ cuối cùng bị tiêu hao lực lượng bởi hỏa lực áp đảo của Nga.
Khi đó, câu hỏi đặt ra là liệu Ukraine có khao khát chiến đấu hay không, ngay cả khi các trung tâm đô thị của họ bắt đầu rơi vào tay Nga? Với những lý do nêu dưới đây, câu trả lời chắc chắn là “có”.
Mặc dù Putin đã chỉ ra một cách chính xác rằng nhà nước Ukraine là một khái niệm tương đối mới lạ, nhưng tác động mạnh mẽ mà cuộc xung đột năm 2014 đã gây ra đối với bản sắc dân tộc non trẻ của Ukraine trong một vài năm ngắn ngủi không thể bị đánh giá thấp. Việc bảo vệ sân bay Donetsk bằng các lực lượng “người máy” của Ukraine vào năm 2014 và 2015, và hành động thách thức của những người biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở Kiev trong cuộc Cách mạng Maidan đã góp phần củng cố đặc trưng quốc gia độc lập của Ukraine và khiến dư luận kiên quyết chống lại Nga.
Năm 2019, người ta đã chứng kiến Ukraine thay đổi nhiều như thế nào kể từ khi chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych do Nga hậu thuẫn bị lật đổ vào năm 2014. Tóm lại, bây giờ đơn giản là Ukraine không còn đường lui nữa. Là một nền dân chủ non trẻ, Ukraine mong muốn tiến lên với bản sắc dân tộc mới được thành lập — bản sắc thấm nhuần mọi khía cạnh của đời sống quốc gia từ triển lãm bảo tàng đến văn hóa đại chúng và thiết kế đô thị.
Ukraine sẽ không cho phép tương lai của mình bị “quyết định” bởi quá khứ của họ dưới thời Liên Xô. Và mặc dù ý thức về bản thân của đất nước này thực sự đã được rèn giũa gần đây hơn so với các nước láng giềng như Ba Lan, bản sắc mới của Ukraine có một lợi thế lớn trong cuộc khủng hoảng hiện nay - nó được xác định và định hình hầu như chỉ dựa trên việc Kiev phản đối và từ chối Moskva. Sự tái tạo liên minh của Ukraine với Nga hiện được coi là về cơ bản không phù hợp với quan điểm của hầu hết người dân Ukraine, và họ có thể sẵn sàng làm cho sự thật đó được biết đến thông qua một cuộc kháng chiến trường kỳ và tốn kém.
Thiện chí rõ ràng của cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ hiệu quả cho Ukraine là yếu tố quan trọng có thể giúp duy trì một cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Nga. Những lời hứa viện trợ vũ khí cho Ukraine tiếp tục đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và Australia, dập tắt hy vọng của Nga về một giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến.
Quyết định “gây địa chấn” của Berlin phá bỏ lệnh cấm xuất khẩu viện trợ vũ khí lâu nay nói lên mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng an ninh hiện đang bao trùm châu Âu. Quyết định của Ngoại trưởng Anh Liz Truss công khai ủng hộ các công dân nước này ra nước ngoài chiến đấu như một phần của "quân đoàn nước ngoài" của Ukraine cũng là một biện pháp phi thường và chưa từng có. Những chiến binh nước ngoài đến tiếp sức cho Ukraine sẽ góp phần ngăn cản các âm mưu xâm chiếm Ukraine của Nga.
Thế giới bày tỏ khâm phục trước sự thách thức và ngoan cường của các lực lượng vũ trang Ukraine trong tuần này, và việc Nga không hoàn thành bất kỳ mục tiêu xâm lược nào trong ngày đầu tiên là minh chứng cho lòng dũng cảm của quân nhân và phụ nữ Ukraine.
Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị trước cho khả năng xảy ra một cuộc chiếm đóng tàn bạo và gây tranh cãi đối với Ukraine trong những tháng sắp tới - một sự chiếm đóng có khả năng gây ra thiệt hại lớn về người. Chúng ta không cần phải lưu ý đến giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột này chỉ vì chúng ta không biết mọi thứ có thể đi đến đâu.
Theo aspistrategist.org.au
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận