Người Ấn giỏi nhưng Ấn Độ vẫn chưa giàu
Hiện tượng này không mới và đã được đề cập nhiều lần khi bàn về kinh tế quốc gia. Mức độ thịnh vượng là kết quả của môi trường và hệ thống. Con người được ảnh hưởng và tạo nên bởi yếu tố đó.
Người gốc Ấn hiện nay đang nắm nhiều vị trí quan trọng. Từ thủ tướng Anh, CEO Google cho đến phó tổng thống Mỹ. Nhưng GDP đầu người của Ấn Độ chỉ $2700. Thua Việt Nam.
Lý do là gì.
Vì Ấn Độ cho đến nay vẫn là một xã hội phân cấp theo đạo và hệ thống hành chính quan liêu. Điều này kìm hãm sự phát triển của con người và nền kinh tế.
Mặc dù hưởng di sản từ đế chế Anh, nhưng sau khi được độc lập, Ấn Độ lại chọn hướng theo chủ tưởng kinh tế đóng. Có thời các nhà máy dệt bị dẹp để tạo công ăn việc làm cho thợ truyền thông. Nó kéo dài suốt 40 năm và tiêu diệt nền tảng kinh tế.
Chỉ đến những năm niên 1990, tầng lớp quản lý Ấn Độ mới thay đổi nhận thức và dần chuyển mình sang kinh tế thị trường để mang lại sự cạnh tranh.
Bây giờ đã thay đổi nhiều. Nhưng Ấn Độ là nước với hơn 1.3 tỷ dân và đa số là nông dân. Cho nên còn phải làm nhiều cải tiến hơn. Chỉ là tầng lớp điều hành muốn hay không thôi.
Người Ấn Độ khi bị hạn chế thì năng lực cũng vậy. Nhưng khi ra môi trường mở của Mỹ, Anh và Úc thì lại tỏa sáng vì không bị phân biệt đối xử.
Nên có câu hài hước, “Người Ấn có thể thành công ở bất cứ nơi đâu, trừ ở quê hương mình.”
Đây không phải là bài luận nên đừng ai đòi hỏi nguồn. Có thể đọc vài cuốn sau.
- Why nations fail
- Free to choose
Tự nhiên mình nhớ đến một dân tộc nào đó luôn tự hào “Nghèo nhưng học giỏi” nhưng không hỏi ngược lại “Vì sao giỏi mà vẫn nghèo.”
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận