Ngoại giao kinh tế bước sang một giai đoạn mới
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Phó Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế Nguyễn Minh Hằng trả lời về công tác Ngoại giao kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, ngày 19/9/2022. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Năm 2022 ghi đậm nét về những chuyển biến trong triển khai công tác NGKT phục vụ phát triển. Bà có thể cho biết những điểm nhấn quan trọng trong năm vừa qua?
So với năm 2021, bối cảnh năm 2022 có nhiều điểm khác biệt. Tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp hơn dự báo. Thế giới cơ bản bước qua giai đoạn dịch bệnh, song tiếp tục xảy ra những biến động lớn, nhất là xung đột tại Ukraine, làm trầm trọng thêm những khó khăn của kinh tế thế giới vốn đang chật vật hồi phục, tác động sâu sắc đến kinh tế toàn cầu và từng quốc gia.
Trong bối cảnh đó, công tác NGKT năm 2022 đã được triển khai chủ động, tích cực, bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và nhu cầu trong nước, kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao vaccine phục vụ phòng chống dịch bệnh sang NGKT phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Công tác NGKT đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì và trực tiếp chỉ đạo những định hướng quan trọng về đẩy mạnh triển khai công tác NGKT tại hai Hội nghị với sự tham gia của các Đại sứ/Trưởng Cơ quan đại diện, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Ngay tại Bộ Ngoại giao, từ đầu năm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã chỉ đạo toàn ngành phải tập trung tối đa cho phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế đất nước. Thông qua các Hội nghị về NGKT (tháng 1/2022), Hội nghị sơ kết công tác NGKT sáu tháng đầu năm (tháng 7/2022) cũng như các cuộc họp giao ban định kỳ, Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ đã giao nhiệm vụ cụ thể các Cơ quan đại diện và các đơn vị trong Bộ nhằm thúc đẩy các hoạt động NGKT một cách thiết thực, hiệu quả. Có thể kể đến một số điểm nhấn nổi bật của công tác NGKT năm 2022 như sau:
Bà có thể chia sẻ nhanh về quá trình xây dựng Chỉ thị số 15-CT/TW và đánh giá đâu là những điểm mới của Chỉ thị trên?
Sau gần 12 năm triển khai Chỉ thị 41-CT/TW ngày 15/4/2010 về tăng cường công tác NGKT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, trước bối cảnh mới và với các yêu cầu mới về phát triển đất nước, nhất là các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng lần thứ XIII, việc xây dựng và ban hành một văn bản chỉ đạo của Đảng về công tác NGKT là hết sức cần thiết.
Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Ban Bí thư và Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng kết Chỉ thị 41 và xây dựng, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 về công tác NGKT phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030.
Có thể khẳng định, Chỉ thị 15 là văn bản quan trọng, chiến lược, toàn diện của Đảng về công tác NGKT, đưa công tác NGKT bước sang một giai đoạn mới. Chỉ thị của Ban Bí thư đã xác định nhiệm vụ đầu tiên là nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác NGKT là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả.
Chỉ thị 15 cũng nêu rõ trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác NGKT cần xác định rõ trọng tâm, trong điểm, lấy lợi ích quốc gia-dân tộc, hiệu quả thực chất là tiêu chí hàng đầu, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Có thể nói đây là những tư duy mới, nhận thức mới về vai trò, nhiệm vụ của công tác NGKT, là kim chỉ nam để các cấp ủy, chính quyền tiếp tục cụ thể hóa thành những chương trình hành động cụ thể, đáp ứng kịp thời những yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Bà có thể chia sẻ về định hướng trong năm mới 2023 nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác NGKT trong giai đoạn mới và đưa Chỉ thị 15 vào cuộc sống trong bối cảnh năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2022?
Tình hình kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Trong bối cảnh đó, để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, tạo nền tảng cho phát triển bứt phá, công tác NGKT cần được tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả, mạnh dạn, đột phá hơn.
Trên cơ sở các kết quả đạt được trong năm 2022, quán triệt và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các bài học kinh nghiệm của chiến dịch ngoại giao vaccine, các cán bộ làm công tác NGKT của Bộ Ngoại giao cả ở trong và ngoài nước sẽ tiếp tục phát huy cao nhất trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, triển khai công tác NGKT với phương châm “quyết liệt, mạnh dạn, đột phá, thực chất, hiệu quả, khai thác và tranh thủ mọi cơ hội phục vụ phát triển đất nước” như chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, để tiếp tục đóng góp cho phát triển đất nước, thực hiện những mục tiêu và khát vọng phát triển mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận