menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hà Ngọc Linh

'Nghiện đòn bẩy': Nhà đầu tư này đã rơi vào cảnh túng quẫn chỉ sau 1 đêm

Người đàn ông là triệu phú nhờ tài khoản sinh lời 450%, nay phải ở nhà ổ chuột và đi bán hàng rong để trả nợ

Quá mù quáng trong đầu tư và phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo, nhà đầu tư này đã rơi vào cảnh túng quẫn chỉ sau 1 đêm.

14 năm trước, Abul Kalam Azad đã đặt quyết tâm trở thành Crorepati, tức là một triệu phú. Và con đường anh cần đi dường như khá dễ dàng với một chủ cửa hàng điện thoại này. Khi đó, thị trường chứng khoán tăng bùng nổ và tất cả bạn bè của anh đều kiếm được hàng triệu USD.

Bạn bè của Abul ai cũng nói về quả "bong bóng" trên thị trường chứng khoán. Bởi vậy, anh nghĩ tại sao lại không đầu tư và "lấy phần" về cho mình. Abul đã bán cửa hàng của mình được khoảng 1,5 triệu taka Bangladesh (TK) và "lao" vào thị trường chứng khoán.

Là một nhà đầu tư chân ướt chân ráo, Abul đã biết được tất cả các thuật ngữ đầu tư như cổ tức, EPS hay PE… Chỉ mới rót tiền vào thị trường, nhưng Abul nhận thấy lợi nhuận tăng vọt dù sự thuận lợi không đến từ những nguyên tắc cơ bản bên trên mà vì một yếu tố hoàn toàn khác: đó là sự thao túng tinh vi của "những nhà đầu tư lớn".

Năm 2010, tình trạng thao túng thị trường đã khiến thị trường chứng khoán Dhaka rơi vào cảnh hỗn loạn. Song, trong khoảng thời gian đó, cổ phiếu vẫn tăng giá không ngừng và rất nhiều người được hưởng lợi. Abul không hề để ý đến những dấu hiệu về thảm hoạ sắp xảy đến, và chỉ sau 1 đêm, từ một triệu phú anh đã biến thành kẻ "không một xu dính túi".

Từ triệu phú nhờ tài khoản sinh lời 450%, nay phải ở nhà ổ chuột và đi bán hàng rong để trả nợ

Là triệu phú một thời, Abul từ sống trong khu Dhanmondi sang trọng của Dhaka trở thành một người dân ở khu ổ chuột. Giờ đây, anh bán cà phê trên phố và đang chật vật kiếm sống.

Ông bố 3 con 51 tuổi này đã rất hối hận vì quyết định bán cửa hàng điện thoại để tất tay cho thị trường chứng khoán.

Gia đình Abul đang ở trong tình trạng cạn kiệt tài chính khủng khiếp vì Abul đang phải gánh khoản nợ trị giá 3 triệu TK, gấp đôi khoản đầu tư ban đầu vào thị trường chứng khoán. Abul hiện đang rất lo lắng về việc nuôi sống gia đình và chu cấp cho việc học hành của các con mình.

Abul kể lại rằng cho đến khi thị trường chứng khoán chạm đáy vào năm 2013, con gái lớn của ông Tasnima Azad Salma vẫn đang theo học các lớp tiểu học của YWCA - một trường nữ sinh hàng đầu ở Dhaka.

Gia đình đang sống trong một căn hộ ba phòng ở Dhanmondi, một khu vực đắt đỏ ở trung tây thủ đô, với giá thuê hàng tháng là 12.000-13.000 Tk.

Năm 2013, khi thị trường chạm đáy, Abul mất toàn bộ số tiền 7 triệu TK mà Abul có được khi cổ phiếu thăng hoa. Gia đình Abul phải rời khỏi căn hộ sang trọng vì Abul đã trắng tay. Cô con gái lớn nghỉ học và cả nhà phải về quê.

Gia đình anh phải rời khỏi căn hộ thuê ngay sau đó vì anh không còn một xu dính túi. Tasnima phải tạm dừng việc học vì gia đình phải trở về làng quê của cha cô.

Sau đó, Abul tìm được một công việc là nhân viên hỗ trợ văn phòng ở Dhaka với mức lương hàng tháng là 8.000 TK, giúp gia đình quay trở lại thủ đô. Nhưng lần này, họ phải sống trong một khu nhà xập xệ nhưng tiền thuê nhà có thể tốn của Abul cả tháng lương. Bởi vậy, gia đình Abul buộc phải ở cùng một người khác để giảm 1 nửa tiền thuê nhà.

Dẫu vậy, 4.000 TK còn lại vẫn không đủ để gia đình Abul sinh sống ở thủ đô. Tuần nào Abul cũng phải vay tiền bạn bè và họ hàng để chi trả mọi thứ. Còn con gái lớn của Abul thì phải ở nhà sau khi hoàn thành chương trình tiểu học vào năm 2018 vì bố không còn khả năng chi trả. Cô bé và em trai thứ 2 hiện đến theo học tại madrasa - trung tâm giáo dục Hồi giáo miễn phí.

Abul chia sẻ: "Tôi thậm chí còn không đủ tiền để nuôi con ăn học một cách đàng hoàng. Bởi thế, một chương trình giáo dục chất lượng là giấc mơ xa vời. Con trai út của tôi sau này cũng phải đến madrasa vì sẽ được miễn phí mọi thứ."

Tốt nghiệp đại học vào giữa những năm 90, Abul lúc đó tìm kiếm lối đi đến lĩnh vực tài chính bằng cách tự kinh doanh. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Abul đã mở một cửa hàng điện thoại vào năm 2001 tại Motaleb Plaza - một trong những trung tâm kinh doanh của loại hình này.

Abul đã đầu tư hơn 500.000 TK nhờ khoản tiết kiệm của gia đình và đi vay bạn bè. Cửa hàng hoạt động ổn định, giúp Abul có mức sống khá giả. Dù kiểu thanh toán tín dụng dường như hơi bất tiện với Abul, nhưng tháng nào cửa hàng cũng có lãi. Tuy nhiên, Abul lại thấy mệt mỏi với việc đòi tiền khách hàng.

Trong khi đó, năm 2007, thị trường chứng khoán Bangladesh tăng bùng nổ, cổ phiếu nào cũng tăng giá. Ngay cả những nhà đầu tư ít kinh nghiệm nhất cũng có thể dễ dàng kiếm lời. Những nhà đầu tư mất tiền cách đó 1 thập kỷ cũng sẵn sàng quay lại thị trường. Hàng xóm, bạn bè của Abul cũng bắt đầu đầu tư chứng khoán.

Tiềm năng lợi nhuận quá lớn đã khiến Abul bị thu hút. Những người "tư vấn" cho anh đều nói "chỉ cần đưa ra quyết định sáng suốt, không cần tranh cãi với ai, không cần đòi tiền ai". Và đương nhiên, Abul quyết định bán cửa hàng vào năm 2008 và cầm số vốn hơn 1,5 triệu TK. Abul mở tài khoản đầu tư 2 ngân hàng thương mại, sử dụng đòn bẩy 150% để mua cổ phiếu.

Lợi nhuận hấp dẫn

Abul không cần phải tìm hiểu quá nhiều về việc chọn cổ phiếu vì anh có một số "nhà đầu tư lão luyện" mách nước cho mình. Khi thị trường liên tục tăng giá, số vốn mà Abul bỏ vào tăng theo cấp số nhân. Azad tiếp tục vay ký quỹ và tài khoản đã vượt mức 7 triệu TK trong 2 năm rưỡi.

"Tôi bắt đầu với quy mô nhỏ, nhưng lợi nhuận thu được khiến tôi phải dồn toàn bộ vốn của mình và nhiều hơn nữa vào thị trường", Abul nói.

Tài sản tài chính của Abul tăng lên theo chiều hướng xoắn ốc nhờ khoản vay ký quỹ mà Abul đã sử dụng để tăng quy mô tài sản của mình lên 2,5 lần so với giá thị trường.

Cơ hội thêm vào khoản vay ký quỹ dựa trên tài sản tăng dần đã giúp anh phát triển nhanh hơn. Trong vòng hai năm rưỡi, tài sản ròng của Abul đã vượt 7 triệu Tk và Abul sắp đạt được ước mơ trở thành Crorepati.

1 tài khoản của Abul khi đạt đỉnh có giá trị là 3 triệu TK và tài khoản thứ 2 là là 4 triệu TK vào tháng 11, 12/2010. Cũng như hầu hết nhà đầu tư khác, Abul không hề biết thời điểm đó là dấu chấm hết cho đà tăng giá của thị trường. Mọi thứ bắt đầu lao dốc nhưng không có bất kỳ đợt hồi phục nào.

'Đó là một cơn gió ngược tạm thời'

Chỉ số Dhaka và Chittagong lao dốc không phanh. Dù chính phủ đã can thiệp những cũng không thể "cứu" thị trường. Song, Abul và nhiều nhà đầu tư khác vẫn ôm mộng "đây chỉ là một cơn gió ngược".

Abul giải thích: "Thị trường giảm 10% và vốn của tôi mất 25% do sử dụng đòn bẩy 150%. Một số cổ phiếu mà anh nắm giữ mất hơn 1 nửa giá trị trong vòng 3 năm sau khi thị trường sụp đổ".

Năm 2013, số tiền trong 2 toàn khoản đầu tư của Abul mất trắng. Giá trị số cổ phiếu còn lại không đủ để trả nợ ký quỹ.

Abul chia sẻ, khoản vay ký quỹ đã giúp khoản đầu tư của anh sinh lời tới 450% trong 2 năm rưỡi. Nếu không nhờ đòn bẩy, Abul chỉ lãi khoảng 180%. Khi thị trường rơi xuống đáy, Abul nhận được những đợt margin call dồn dập nhưng không thể thanh toán bất kỳ khoản nào.

Các nhà môi giới cũng bán sạch cổ phiếu ở 1 tài khoản của Abul để "giữ an toàn" cho tiền của mình. Tài khoản thứ 2 không bị ép bán vì bên cho vay là tổ chức thuộc sở hữu nhà nước và được yêu cầu không gây khó khăn cho nhà đầu tư. Abul vẫn còn nợ ngân hàng 3 triệu TK.

Có thể đã nhận ra lợi nhuận

Tại đỉnh điểm của thị trường tăng giá năm 2010, nếu Abul đóng tài khoản đầu tư, Abul có thể nhận được lợi nhuận vượt trội, anh ấy giải thích. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy.

Bán tháo cổ phiếu khi đạt đỉnh là một sức mạnh tâm lý hiếm hoi được các chuyên gia tài chính hành vi quan sát thấy. Họ nói rằng hầu như tất cả các cá nhân, ngay cả những tổ chức, không thể thể hiện được sức mạnh đó.

Hàng loạt mức tăng lớn hơn sau những đợt điều chỉnh nhỏ trên thị trường được cho là lý do đằng sau đặc điểm hành vi này.

Thị trường đã rơi vào vòng xoáy đi xuống cho đến năm 2014. Trước đó, DGEN, chỉ số chuẩn lúc đó của Sở giao dịch chứng khoán Dhaka, chạm đáy ở mức 3.300, trước đó đã đạt đỉnh 8.900 vào năm 2010.

Ở đáy thị trường, các tài khoản đầu tư của Azad phải chịu các cuộc gọi ký quỹ và Abul không thể thêm một xu nào vào đó. Các nhà môi giới đã bán hết số tiền nắm giữ từ một tài khoản để đảm bảo an toàn cho tiền của họ.

Cả gia đình đã gặp rất nhiều khó khăn kể từ khi Abul mang món nợ 3 triệu TK, tức là gấp 3 lần số tiền anh đầu tư ban đầu. Abul rất lo lắng về việc nuôi sống gia đình và khoản tiền đóng học cho các con.

Năm 2018, Abul đã nghỉ công việc văn phòng và vay 70.000 TK từ bạn bè, họ hàng để chế tạo một chiếc xe van có máy pha trà và cafe. Gian hàng di động giúp anh kiếm hơn 20.000 TK mỗi tháng và giúp gia đình anh thoát khỏi cảnh túng quẫn. Gánh hàng cafe dạo của Abul được đặt tại trước khuôn viên Đại học Châu Á Thái Bình Dương trên đường Green Road. Ít người mua biết rằng chủ của quán cafe này từng là một triệu phú.

Abul giãi bày: "Tôi muốn đưa con trai út đến một trường học chất lượng tốt và có thể nuôi sống gia đình. Tôi hy vọng chiếc xe này có thể giúp tôi làm điều đó. Nhưng tôi vẫn chưa thể giải quyết khoản nợ 3 triệu TK".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
11 Yêu thích
2 Bình luận 10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại