menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồng Phượng

Nghịch lý ngành xi măng

Dù nguồn cung đang dư, nhưng các doanh nghiệp xi măng đều muốn chạy đua đầu tư tăng công suất hoặc mở rộng dây chuyền. Một trong những lý do được đưa ra là, sản phẩm tạm ngưng xuất hiện trên thị trường đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh gia tăng thị phần của doanh nghiệp sẽ giảm bớt.

Vừa thừa vừa thiếu

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, năm 2018, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt 148 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, tổng tiêu thụ trong nước thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 85 triệu tấn. Công suất dư thừa, cùng với sự gia tăng chi phí sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu (than, dầu) và chi phí công nhân, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngành xi măng.

Nghịch lý ngành xi măng

Các doanh nghiệp xi măng không ngừng tăng công suất

Trong năm 2019, dự kiến có 2 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào vận hành, nâng tổng số dây chuyền sản xuất xi măng cả nước lên con số 84 với tổng công suất 101,7 triệu tấn. So với kế hoạch tiêu thụ nội địa, ngành xi măng dư khoảng gần 40 triệu tấn sản phẩm.

Hiện Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cùng các công ty thành viên đang chiếm khoảng 33% sản lượng xi măng cả nước; nhóm các doanh nghiệp tư nhân/liên doanh, dẫn đầu là Tập đoàn Xi măng The Vissai, nắm khoảng 31%.

Dự kiến năm 2019, VICEM cùng các công ty thành viên sẽ sản xuất và tiêu thụ khoảng 31 triệu tấn xi măng, tăng 1,8 triệu tấn so với năm 2018. Trong khi đó, năng lực sản xuất của The Vissai có thể đạt tổng sản lượng 18,6 triệu tấn/năm.

Tiêu thụ trong nước khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải tìm hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh cho rằng, do giá thành cao, hạ tầng (cảng biển, phương tiện vận tải) chưa đồng bộ..., nên công tác xuất khẩu xi măng gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 2018, hơn 10 triệu tấn xi măng Việt Nam được xuất sang Trung Quốc. Dù vậy, theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, vẫn xảy ra tình trạng không đủ hàng để bán, bởi nhà nhập khẩu chỉ chọn đơn vị có dây chuyền lớn với chất lượng đồng đều và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Trong khi, hơn một nửa số dây chuyền sản xuất xi măng của Việt Nam hiện nay đều thuộc loại có công suất nhỏ (dưới 1 triệu tấn).

“Không nên thấy dư cung mà hạn chế dự án đầu tư trong ngành”

Nghịch lý là, dù nguồn cung xi măng đang dư, nhưng các doanh nghiệp xi măng đều muốn chạy đua đầu tư tăng công suất hoặc mở rộng dây chuyền. Lý do, sản phẩm tạm ngưng xuất hiện trên thị trường đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh gia tăng thị phần của doanh nghiệp sẽ giảm bớt.

Nghịch lý ngành xi măng

So với kế hoạch tiêu thụ nội địa, ngành xi măng dư khoảng gần 40 triệu tấn sản phẩm

Gần đây thị trường xi măng còn “nóng sốt” với nhiều vụ M&A trong ngành. Sau 2 năm mua lại Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam, chủ sở hữu Nhà máy Xi măng Sông Gianh (Quảng Bình), Tập đoàn Siam Cent Group (SCG - Thái Lan) tiếp tục đầu tư máy móc và bắt đầu chiếm lĩnh phân khúc xi măng cao cấp với sản phẩm SCG Super xi măng.

Hiện trên thị trường có khoảng 50% nhu cầu xi măng tại Việt Nam thuộc phân khúc trung cấp, hơn 20% thuộc phân khúc giá rẻ và hơn 20% hướng đến sản phẩm cao cấp.

Ngoài Nhà máy Sông Gianh có khả năng sản xuất 3 triệu tấn xi măng/năm, SCG còn sở hữu 2 nhà máy tại Đà Nẵng, 1 nhà máy ở Phú Yên và hợp tác gia công 3 triệu tấn clinker/năm. Tập đoàn này đang nắm 14-16% thị phần thị trường xi măng tại miền Trung. Chưa dừng lại ở đó, Tập đoàn này còn đang nhắm đến thị trường miền Nam, khu vực được đánh giá là có lượng cầu đang cao hơn lượng cung.

Trước việc các doanh nghiệp xi măng không ngừng nâng cao công suất, tìm mọi cách mở rộng thị trường mặc dù lượng xi măng dư thừa trong nước còn rất lớn, từ góc nhìn thị trường, Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam vẫn cho rằng, “không nên thấy dư cung mà hạn chế dự án đầu tư trong ngành, bởi các đơn vị sản xuất quy mô nhỏ, lạc hậu sẽ tự đào thải do chi phí sản xuất cao, mà giá bán lại thấp. Khi đó, các tập đoàn lớn trong ngành sẽ hình thành”.

Điều này càng cho thấy muốn tồn tại, các doanh nghiệp xi măng phải đối mặt với cuộc chiến thị phần khốc liệt. Doanh nghiệp nào mạnh, có chiến lược cạnh tranh tốt sẽ đứng vững và ngày càng phát triển, ngược lại doanh nghiệp nhỏ lẻ thì việc chống chọi sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Đó cũng chính là quy luật của thị trường. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất luôn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại