24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quyền Nguyễn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nghẽn lệnh sàn HOSE: Vì sao có hiện tượng nghẽn lệnh ở các mốc thanh khoản khác nhau?

Sáng nay (ngày 24/06), tọa đàm “Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và giải pháp" được tổ chức.

Các diễn giả tham dự buổi tọa gồm có ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), ông Lê Hải Trà - Tổng Giám đốc HOSE.

Về phía các công ty thành viên có ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCK SSI, ông Dương Dũng Triều - Chủ tịch HĐQT Hệ thống thông tin FPT (FPT IS), ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Quyền Tổng Giám đốc CTCK VNDirect và ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tổng Giám đốc CTCK SHS. Đại diện quỹ đầu tư có ông Vũ Hữu Điền - Giám đốc phụ trách Đầu tư Dragon Capital.

Chia sẻ về hệ thống mới của FPT? So sánh với hệ thống cũ của HOSE?

Ông Dương Dũng Triều (FPT): Một số nét chính để xử lý hệ thống của HOSE: Đầu tiên là chỉnh sửa hệ thống HNX, thứ hai là chỉnh sửa các cổng kết nối và chỉnh sửa các ứng dụng của hệ thống để thống nhất với các đơn vị khác trên thị trường.

Vì không phải CTCK cũng chỉnh sửa hệ thống cho phù hợp nên phải chỉnh sửa để hệ thống mới tương thích nhất.

Đầu tư thêm phần cứng để phù hợp với hệ thống mới.

Kế hoạch 100 ngày có 5 giai đoạn: Khảo sát HOSE, khác biệt quy chế HNX và HOSE; Chỉnh sửa; Kiểm tra với 20 CTCK và mở rộng ra toàn bộ. Hiện tại đang kiểm tra lại hệ thống, kiểm tra an ninh bảo mật, kiểm tra ngưỡng tải. Xây dựng quy trình để xử lý khi có sự cố hệ thống.

Khác biệt với hệ thống cũ của Thái Lan, đặt mục tiêu số lượng lệnh 3 – 5 triệu lệnh. Không có cơ chế phân bổ lệnh như trước. Quan trọng là chúng ta có thể làm chủ hệ thống: Khi phát sinh sự cố chúng ta biết lỗi ở đâu và chỉnh sửa, khi thị trường chạm ngưỡng thì chúng ta có thể chủ động nâng cấp cho phù hợp.

Năng lực hệ thống mới của FPT lấy 2 chỉ tiêu là tổng lượng lệnh 1 ngày và số lượng lệnh người vào trong 1 giây.

Cần có động thái phù hợp để bảo vệ nhà đầu tư

Áp lực của CTCK, còn vấn đề gì nhà quản lý giải đáp được thắc mắc của nhà đầu tư về nghẽn lệnh?

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh (VND): Chúng tôi rất cảm thông với tình trạng nghẽn lệnh, ai cũng mong muốn thị trường phát triển hơn, giúp khơi thông kênh dẫn vốn, nhà đầu tư có thể tham gia được thị trường khi đó CTCK sẽ kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên, nghẽn lệnh phát sinh đầu tiên từ nhận thức, thị trường chứng khoán từng bước hình thành từ năm 2000. VND từ 2006 đã chuẩn bị cho giao dịch trực tuyến từ rất sớm nhưng tới đầu năm 2020 Công ty cũng gặp tình trạng quá tải lệnh, gấp 3 lượng lệnh chỉ trong 2 tháng.

Ban đầu, Công ty bị nghẽn ở cổng vào là nhắn tin OTP, sau đó phát hiện bị nghẽn ở cổng ra kết nối với HOSE. Lúc này, tôi gọi với anh Dũng và anh Dũng nói: “Lúc anh ở HNX nguyên tắc của anh là khi tải của hệ thống đạt 30% công suất thì sẽ nâng cấp”. Hiện ít CTCK làm được điều đó, ý thức điều đó là một chuyện nhưng còn theo dõi đánh giá hoặc có mạnh dạn đầu tư không?

Nghẽn lệnh nhìn ở tích cực là tín hiệu tốt khi thanh khoản tăng, thị trường phát triển. Nhưng hạn chế là hạn chế về tầm nhìn, chúng ta không tưởng tượng ra thị trường sẽ đi nhanh như vậy.

Nghẽn lệnh là thực tế đã xảy ra không thể thay đổi được, chúng ta chỉ có thể tối ưu để giải quyết.

Đối với phương pháp ngưng sửa/hủy lệnh, VND cũng đề xuất áp dụng chung cho toàn thị trường. Nhưng khi ngồi họp lại thì mới phát hiện không phải hệ thống ở CTCK nào cũng giống nhau. Có những CTCK không đủ khả năng kiểm soát việc hủy/sửa lệnh nên phải áp dụng khác nhau.

Một vấn đề ở VND không xử lý được là khi lệnh trả về từ HOSE về chậm thì lệnh về cổng VND sẽ bị dồn ứ dẫn tới phát sinh lỗi 2G. Theo như ông Trà nói, khi lượng lỗi 2G vượt quá thì sẽ bị ngắt kết nối do đó VND phải kiểm soát để hệ thống không sập trước hệ thống của HOSE.

Nghẽn lệnh sàn HOSE: Vì sao có hiện tượng nghẽn lệnh ở các mốc thanh khoản khác nhau?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh

Dự án CNTT của HOSE lâu năm nhưng chưa hoàn thành?

Ông Trần Văn Dũng: Tầm nhìn hệ thống là một vấn đề về nhận thức, khi thị trường đi vào hoạt động thì chúng ta vẫn chưa hình dung hết được về thị trường.

Vấn đề thứ 2 là tính cầu toàn của cơ quan quản lý, muốn có một hệ thống đáp ứng đầy đủ… dẫn tới việc chuẩn bị cho hệ thống có nhiều vấn đề. Khi hình thành dự án là một dự án phức tạp và thiếu kinh nghiệm thực tế về triển khai dự án công nghệ thông tin chứng khoán.

Trong việc chậm trễ cũng có những nguyên nhân chủ quan từ cơ quan quản lý Nhà nước cũng như chủ đầu tư là HOSE. Trong quá trình thực hiện dự án cũng không lường hết tình hình và chưa quyết liệt.

Năm 2000 có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án, nhưng vẫn chưa có hình dung về hệ thống. Lúc này thị trường con nhỏ, có hệ thống Thái Lan nên tạm thời dừng dự án. Trong quá trình đó, cơ quan quản lý cũng đã 2 lần thuê tư vấn nước ngoài để lên mô hình thị trường và hồ sơ mời thầu, cũng mất một số thời gian. Lúc này giới hạn về mặt nhận thức trở thành trở ngại, mất nhiều thời gian để định hình hệ thống.

Triển khai dự án, lúc này chỉ triển khai cho HOSE. Nhưng dự án là một dự án tổng thể cho cả Sở giao dịch, VSD, thậm chí thay thế cả hệ thống HNX, đáp ứng cho cả phái sinh, trái phiếu dẫn tới dự án mở rộng ra.

Chúng ta ký được hợp đồng bảo trì với Sở giao dịch Thái Lan, hệ thống lúc này vẫn ổn nên chưa có sự quyết liệt trong triển khai.

Có một điều không may là nhà thầu phụ đối với Sở giao dịch Hàn Quốc có vấn đề, mất rất nhiều thời gian để tìm nhà thầu phụ mới. Đến khi hệ thống đến giai đoạn kết nối, vận hành thử thì xảy ra Covid. Hợp đồng dự án không cho phép thay đổi chi phí dự án, do đó, nếu chuyên gia Hàn Quốc qua phải cách ly thì sẽ phát sinh rất nhiều chi phí. Chúng tôi lúc này cũng không biết xử lý thế nào.

Hiện tại, hệ thống đã đi vào kết nối thử nghiệm, dự kiến tới cuối năm sẽ chính thức vận hành.

Nghẽn lệnh sàn HOSE: Vì sao có hiện tượng nghẽn lệnh ở các mốc thanh khoản khác nhau?
Ông Trần Văn Dũng

Vì sao có hiện tượng nghẽn lệnh ở các mốc thanh khoản khác nhau?

Tọa đàm mở đầu với nhiều câu hỏi được đặt ra: Hiện tượng nghẽn lệnh ở các mốc thanh khoản khác nhau (có lúc 10 ngàn tỷ đã nghẽn, có lúc 30 ngàn tỷ không nghẽn)? Không được sửa hủy lệnh, nghi vấn mất công bằng giữa nhà đầu tư với nhau, công ty chứng khoán (CTCK)? Việc kiểm soát lỗi 2G?

Ông Lê Hải Trà: Mỗi hệ thống được thiết kế với tham số khác nhau, hệ thống của HOSE có tham số chính là số lượng lệnh. Năng lực tối đa của hệ thống là 900 ngàn lệnh. Con đường được thiết kế với số 900 ngàn xe nhưng số lượng thực tế vượt quá dẫn tới tắc nghẽn.

Điểm khác biệt là mỗi lệnh không giống xe trên đường mà khác nhau ở tham số lệnh giao dịch. Lệnh 100 cp, 1000 cp, 1 lệnh sửa hủy lệnh đều tính là 1 lệnh. Việc mua 100 cp với giá 10,000 đồng khác với 100 cp có giá 100,000 đồng. Điều đó lý do tại sao nghẽn lệnh lại xảy ra ở các mức giá trị thanh khoản khác nhau.

Vấn đề thứ hai là lệnh phân bổ, khi lượng lệnh ở CTCK đạt giới hạn thì sẽ có tình trạng nghẽn. Do đó, xảy ra trường hợp CTCK này nghẽn, CTCK khác không nghẽn.

Các biện pháp: Nâng lô lên 100 cp đã giúp nâng thanh khoản nhưng thanh khoản tiếp tục tăng nên không hiệu quả. Sở cũng đã tính đến phương án nâng lên 1000 cp nhưng không áp dụng.

Lỗi 2G, khi lệnh nghẽn phải chờ ở ngoài. Khi lệnh bên trong đã được khớp nhưng lại có lệnh sửa hủy của lệnh đó lại đi vào thì hệ thống phải xử lý. Việc xử lý này có thể dẫn tới sụp đổ hệ thống. Việc kiểm soát để hạn chế lỗi 2G nằm trong phạm vi của Sở với CTCK, khi lỗi 2G ở một CTCK vượt quá giới hạn thì Sở sẽ phải ngắt kết nối giao dịch trực tuyến đối với CTCK đó. Đây là lỗi rất nặng nề. Do đó, Sở phải thường xuyên nhắc nhở các CTCK.

Có hay không sự phân biệt giữa các CTCK với nhau? UBCKNN có thể ra một mệnh lệnh hành chính cấm sửa/hủy, nhưng câu chuyện là nỗ lực cùng nhau để kiểm soát việc đó. Mỗi CTCK sẽ có biện pháp khác nhau dẫn tới sự khác biệt trên thị trường.

Nghẽn lệnh sàn HOSE: Vì sao có hiện tượng nghẽn lệnh ở các mốc thanh khoản khác nhau?
Ông Lê Hải Trà

Tiếp tục cập nhật...

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả