Nghệ thuật đàm phán của người Do Thái
Người Do Thái biết rằng, mang tình cảm vào đàm phán thường bất lợi cho mình. Dù bạn bị kích động thế nào cũng không thể bộc lộ khi đàm phán
Tiếp tục chia sẻ nhân tuần lễ năm mới của Do Thái
1. Không làm việc theo tình cảm riêng
Từ kinh nghiệm lâu năm, người Do Thái biết rằng, mang tình cảm vào đàm phán thường bất lợi cho mình. Dù bạn bị kích động thế nào cũng không thể bộc lộ khi đàm phán. Nếu không, nhẹ cũng làm đối phương mất hứng thú, nghiêm trọng hơn là làm hỏng cuộc đàm phán đó. Như vậy, chỉ có thể nhờ vào kiện tụng - biện pháp này vừa phí tiền, vừa tốn thời gian, cuối cùng cũng chưa chắc có lợi gì.
2. Làm quan trọng hơn nghĩ
Nếu muốn thành công trong xã hội, lý tưởng và hoài bão cao xa đương nhiên là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là liệu có khả năng thực hiện chúng hay không. Chúng ta gọi nó là động lực thúc đẩy để thực hiện kế hoạch.
Dù ý tưởng hay thế nào, nếu giao vào tay người không có khả năng này, chắc hẳn tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Trái lại, dù có nội dung chưa được hoàn chỉnh, nếu được sự thúc đẩy tuyệt vời, cũng vẫn đơm hoa kết trái.
Vì vậy sau khi đã có ý tưởng, bạn phải điều tra từng chi tiết cụ thể bao gồm số vốn cần thiết, nhân lực đầu tư, thời gian hao phí, lợi ích cần đạt được,... rồi mới vạch ra kế hoạch cụ thể. Nếu không có kế hoạch này, bạn không thể lần ra đầu mối của đàm phán, cũng không thể thuyết phục đối phương được. Nếu đã có kế hoạch thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, người đồng ý bỏ vốn sẽ xuất hiện, người sẵn sàng giúp đỡ sẽ không phải ít.
3. Cân bằng lợi ích
Khi tiếp xúc với đối phương, trước tiên phải tìm hiểu rốt cuộc đối phương mong muốn điều gì? Sau khi đã biết rồi, phải suy nghĩ mình mình có thể cho đi những gì?
Cái cơ bản của đàm phán là tìm được lợi ích chung giữa mình và đối phương. Nguyên tắc qua lại giữa con người với nhau là thỏa thuận công bằng. Nếu hiểu rõ được điều này, khi đàm phán sẽ biết tiến, lùi đúng lúc. Nhưng có người lúc nào cũng chỉ chăm chăm theo đuổi lợi ích của mình, bỏ qua lợi ích của đối phương.
Không có cuộc đàm phán nào thắng cả 100%. Trong quá trình đàm phán, nếu hai bên đều không chịu nhượng bộ thì làm sao đạt được thỏa thuận. Vì thế, chúng ta ý thức dành cho mình lợi ích lớn nhất trong đàm phán, xong vẫn phải tính toán trước trong phạm vi hợp lý, mức độ vừa phải, cho đối phương một vài lợi ích. Như vậy mới có thể giảm nguy cơ đàm phán đổ vỡ xuống mức thấp nhất.
4. Giữ thể diện cho đối phương
Mục đích đàm phán không phải là đánh bại đối phương, mà là thuyết phục đối phương đồng ý với ý kiến của mình, do đó tốt nhất không được tỏ vẻ đắc thắng, không chịu lùi bước.
Trong đàm phán, tuy điều bạn nói phải hợp lý mới có sức thuyết phục. Song mục đích cuối cùng vẫn phải làm thế nào để đối phương có thể hiểu được. Nói chính xác hơn là “đạo lý” không đủ vẫn có khả năng đạt được thỏa thuận, nhưng nếu không thể hiểu nhau thì có đầy đủ “đạo lý” cũng không đạt được mục đích. Điều này yêu cầu lời nói trong đàm phán vừa hợp lý vừa hợp tình.
Vì vậy, tuyệt đối không được dùng “đạo lý” để ép đối phương vào đường cùng, bí quyết đàm phán nằm ở chỗ tìm cách để đối phương hiểu ý kiến của mình.
5. Chú ý vẻ bề ngoài và các chi tiết nhỏ
Khi tổ chức đàm phán, ít nhiều phải tạo ra sự nổi bật để giúp bạn thực hiện được mục đích. Một mặt phải lưu ý đến trang phục và lễ tiết phù hợp, tránh mặc những trang phục kì quặc, màu sắc chói lọi và những lời nói, hành động lập dị, mặt khác phải tính toán kỹ đến các chi tiết liên quan đến địa điểm, thời gian, người tham gia đàm phán và trình tự đàm phán. Bạn không nên cho rằng những chuyện nhỏ này là vụn vặt, không đáng quan tâm, bởi chúng luôn chi phối tiến trình đàm phán.
Gọi đàm phán là một “nghệ thuật” quả không chua ngoa chút nào. Do vậy, nếu là doanh nhân, nhất định bạn không nên cho rằng những chi tiết này không đáng coi trọng...
Theo cuốn: *Nghệ thuật đàm phán của người Do Thái*
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận