menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Lộc

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 9/2021 đạt 53,5 tỷ USD, tăng 4,2% svck

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

1. Xuất nhập khẩu lũy kế 9T/2021

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 30/9/2021 đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% svck tương ứng 94,8 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% svck; nhập khẩu đạt 242,65 tỷ USD tăng 30,5%. Khối FDI vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng khi đóng góp 177,8 tỷ USD vào quy mô xuất khẩu (tỷ trọng 74%), tăng 22,8% svck; khu vực kinh tế trong nước đóng góp 62,72 tỷ USD, chỉ tăng 8,5% svck

2. Xuất siêu quay trở lại trong tháng 9/2021 sau nhiều tháng nhập siêu liên tiếp

Trong tháng 9 vừa rồi, Việt Nam đã có mức thặng dư thương mại đạt 0,5 tỷ USD. Tuy nhiên, lũy kế tính đến ngày 30/9/2021, nhập siêu vẫn đạt 2,13 tỷ USD. Trong đó các thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam gồm có Hoa Kỳ, EU, thị trường nhập siêu lớn nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn

Agriseco Research cho rằng thay đổi trong cán cân thương mại từ xuất siêu sang nhập siêu trong 9T/2021 so với các năm trước là bởi sự tăng lên của nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ cho xuất khẩu thành phẩm ra thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực thiết bị điện tử.

3. Xuất khẩu

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn

Bên cạnh những nhóm hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI như Điện thoại & linh kiện; Máy vi tính; Máy móc thiết bị, rất nhiều nhóm hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa như Hàng dệt may, da giày; Gỗ; Sắt thép; Thủy sản cũng có sự tăng trưởng bất chấp diễn biến dịch bệnh phức tạp trong thời gian gần đây. Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất đến từ nhóm ngành sắt thép được thúc đẩy bởi nhu cầu sau mở cửa. Đặc biệt các chính sách hạn chế sản xuất thép của nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam.

II. TRIỂN VỌNG CÁC NHÓM NGÀNH XUẤT KHẨU CUỐI 2021 VÀ 2022

1. Cơ hội

Agriseco Research cho rằng các nhóm ngành xuất khẩu sẽ có sự hồi phục tích cực trong giai đoạn tái thiết nền kinh tế hậu đại dịch khi triển vọng tăng trưởng đến từ (1) sự phục hồi của hoạt động sản xuất sau gián đoạn chuỗi cung ứng trong làn sóng Covid lần thứ 4; (2) nhu cầu toàn cầu tăng nhanh đến từ các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU cùng với việc tham gia sâu rộng vào các hiệp định tự do thương mại toàn cầu như EVFTA, UKVFTA,... Chúng tôi đánh giá xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số trong các tháng cuối năm 2021 và 2022.

2. Khó khăn

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức các doanh nghiệp phải đối mặt như việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí phòng chống dịch, chi phí logistics tăng cao, nguy cơ khách hàng lớn chuyển dịch đơn hàng do các nhà sản xuất Việt Nam không đáp ứng kịp nhu cầu bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng mà Covid 19 gây ra trong Quý III vừa rồi.

Xuất khẩu thủy hải sản

Ảnh hưởng bởi yếu tố dịch bệnh đã khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 giảm 23% svck. Lũy kế đến hết Quý III/2021, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 6,2 tỷ USD, chỉ tăng 3% svck.

Giá cá tra và giá tôm đã có tín hiệu tạo đáy và dần hồi phục sau chu kỳ giảm. Trong đó, giá cá tra đang có xu hướng phục hồi sớm hơn và mạnh mẽ hơn so với giá tôm trong thời gian vừa rồi bởi nhu cầu đơn hàng rất lớn, đặc biệt là từ thị trường Mỹ

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn

Agriseco Research đánh giá ngành thủy sản đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất vào năm 2019, 2020, và kéo dài tới hết Quý III vừa rồi bởi làn song Covid. Với những tín hiệu tốt từ việc kiểm soát dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao, đặc biệt là khu vực miền Nam sẽ giúp cho triển vọng xuất khẩu thủy sản Quý IV/2021 phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2022.

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn

Xuất khẩu hàng dệt may, da giày

Theo số liệu từ tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng dệt may 9T/2021 đạt gần 41 tỷ USD, tăng 11% svck và xấp xỉ với năm 2019.

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc là một yếu tố tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi đón các đơn hàng rời khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu đầu vào như cotton tăng cao, Quý III/2021 đã tăng gần 50% svck. Đây sẽ là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới biên lợi nhuận các doanh nghiệp dệt may.

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn

Tuy nhiên sau khi dịch bệnh được kiểm soát, chúng tôi vẫn đánh giá triển vọng tích cực cho ngành dệt may trong cuối năm 2021 và đầu 2022, đặc biệt là các doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Trung, những khu vực không phải phong tỏa do làn sóng dịch bệnh

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Mặc dù có sự sụt giảm trong quý III bởi những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid bùng phát tại Việt Nam, lũy kế 9T/2021, xuất khẩu gỗ vẫn tăng mạnh 31% svck.

Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất tại Việt Nam và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Việt Nam hiện là lựa chọn hàng đầu cho sự thay thế đồ nội thất Trung Quốc với vị trí đứng thứ 2 trên thế giới về thị phần xuất khẩu gỗ nội thất. Mỹ áp thuế nhập khẩu lên gỗ nội thất ở Trung Quốc trong khi Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn tại Mỹ do chiến tranh thương mại.

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn

Nhu cầu xây dựng bất động sản và sửa chữa nội thất tăng cao sau khi nền kinh tế phục hồi cũng sẽ là một yếu tố thúc đẩy sản lượng tiêu thụ gỗ trên toàn cầu và đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ.

Xuất khẩu sắt thép

Sự bùng phát của dịch bệnh trong Quý III/2021 cùng với đó là việc chuẩn bị bước vào mùa mưa sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ thép nội địa sụt giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu sắt thép lại đang có xu hướng tăng rất mạnh mẽ trong năm 2021 để bù đắp cho sự sụt giảm về tiêu thụ nội địa.

Giá thép năm 2021 đã tăng rất mạnh svck bởi nhu cầu tăng đột biến khi nền kinh tế mở cửa và chính sách cắt giảm sản lượng thép của Trung Quốc.

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn

Trung Quốc đang thưc hiện các cam kết hạn chế ô nhiễm môi trường, quốc gia này đặt ra mục tiêu không có tăng trưởng sản lượng thép thô trong năm nay. Trong khi nhu cầu thép được dự báo vẫn sẽ tăng mạnh trong năm 2022 cùng đà phục hồi của nền kinh tế thế giới, những thay đổi này đã và đang giúp những doanh nghiệp xuất khẩu thép tại Việt Nam được hưởng lợi.

Agriseco Research đánh giá tốc độ tăng trưởng KQKD các doanh nghiệp thép trong Quý III/2021 sẽ có sự sụt giảm so với quý I và quý II bởi các tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu thép sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu khi nền kinh tế phục hồi cùng với việc giá thép tăng mạnh svck và vẫn được kỳ vọng duy trì ở mức cao.

Ngành xuất khẩu: Bước vào chu kỳ mới, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại