menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Huyền My

Ngành xi măng: Kỳ vọng và áp lực

Trong dài hạn, các DN ngành sẽ chịu áp lực cạnh tranh trong ngành từ việc mở rộng công suất, biên lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi xu hướng dịch chuyển sang xi măng rời và các khoản phải chi cho việc mở rộng công suất.

Lộ trình quản lý nguồn cung đến năm 2020 của Trung Quốc và thực tế đã cắt giảm khoảng 153 triệu tấn, tương đương 38,9% mục tiêu cắt giảm cuối năm 2018 đã tạo cơ hội cho các DN xi măng Việt Nam tăng cường xuất khẩu, tăng giá, giảm áp lực cạnh tranh và gia tăng tiêu thụ thị trường nội địa. Clinker cũng có cơ hội tăng cả về giá và sản lượng xuất khẩu với xu hướng tiêu thụ xi măng chất lượng cao hơn của Trung Quốc, khiến các DN xi măng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tiêu thụ clinker nhiều hơn.

Năng lực cạnh tranh và cơ hội gia tăng biên lợi nhuận cho ngành còn đến từ các chính sách nới lỏng trong xuất khẩu xi măng và clinker tại Nghị định 125 giúp lợi nhuận xuất khẩu xi măng có thể gia tăng 3-4 USD/tấn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng áp dụng chương trình hoàn thuế VAT cho xuất khẩu xi măng giúp DN trong nước cải thiện năng lực cạnh tranh.

Đây cũng là những con số giúp ngành xi măng Việt Nam ghi nhận xuất khẩu ấn tượng trong năm 2018 với sản lượng xi măng và clinker xuất khẩu lần lượt là 9,1 triệu tấn (+82,0% y/y- cùng kỳ năm trước đó) và 23 triệu tấn (+42,9% y/y). Trong đó, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2018 tăng vọt đạt 9,8 triệu tấn (+596,2% y/y), chiếm 31% sản lượng xuất khẩu ngành năm 2018 so với mức 7% năm 2017.

Hầu hết các công ty đã cải thiện lợi nhuận của mình do hiệu quả hoạt động nâng cao tối ưu hóa các chi phí cố định trong khi giá bán trung bình cải thiện. Ví dụ, lợi nhuận sau thuế của Công ty Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) tăng trưởng mạnh mẽ đạt 1.680 tỷ (+31,6% y/y); hay Xi măng Bỉm Sơn (BCC) đã chuyển mình ghi nhận lãi đạt 94 tỷ năm 2018 từ mức 3 tỷ năm 2017.

Trạng thái khả quan tiếp tục duy trì trong quý I/2019. Sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker toàn ngành đạt 23,08 triệu tấn (+4,5% y/y), trong đó sản lượng xuất khẩu đạt 8,6 triệu tấn (+0,9% y/y). Trung Quốc vẫn duy trì vị thế dẫn đầu mức tăng 34% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu trung bình vẫn trên đà cải thiện đạt 41,6 USD/tấn (+19,2% y/y).

Kỳ vọng gia tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị phần trong năm 2019 là có với xu hướng chuyển dịch từ xi măng bao sang xi măng dạng rời nhanh hơn tại thị trường xi măng Việt Nam do sự nổi lên của dịch vụ bê tông tươi. Tuy nhiên, giá bán trung bình và tỷ suất lợi nhuận gộp từ xi măng rời là thấp hơn xi măng bao khiến tỷ suất lợi nhuận không có nhiều tiềm năng cải thiện.

Tiềm năng tăng giá của xi măng tại Trung Quốc sẽ không nhiều, mà thay vào đó sẽ ổn định ở mức cao như năm 2018 khi mới đây Cục Quản lý thị trường Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp các công ty xi măng toàn quốc để cảnh báo các hành vi độc quyền. Áp lực cạnh tranh trong ngành cũng sẽ lớn hơn khi một số dây chuyền sản xuất xi măng mới sẽ đi vào hoạt động trong nửa cuối năm 2019 và 2020 khiến tình trạng dư cung sẽ nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, thị trường xi măng không vì thế thiếu đi động lực tăng trưởng. Theo Bộ Giao thông - Vận tải, tổng nguồn vốn đầu tư đòi hỏi cho cải thiện hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông quốc gia trong giai đoạn 2016-2010 được ước tính khoảng 953 nghìn tỷ đồng. Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Chính phủ cũng chỉ ra rằng tổng vốn đầu tư cho ngành năng lượng tại Việt Nam giai đoạn 2016-2030 là 3.207 nghìn tỷ đồng. Chính phủ cũng đã kích thích mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân bằng Nghị định 63/2018.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, tổng mức đầu tư hạ tầng của Việt Nam chiếm 5,8% GDP năm 2017, nhiều hơn đáng kể so với các nước trong khu vực như Indonesia, Singapore hay Thái Lan. Cùng với đó là nhu cầu bất động sản công nghiệp gia tăng từ việc tăng trưởng FDI của Việt Nam và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ chiến tranh thương mại Mỹ -Trung.

CBRE dự báo khoảng 30.000-35.000 ha nguồn cung mới sẽ được bổ sung vào quỹ đất khu công nghiệp tại Việt Nam trong vòng ba năm tới. “Những yếu tố này sẽ tiếp tục kích thích các hoạt động xây dựng, đặc biệt là khu công nghiệp, vì thế hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa trong thời gian tới”, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) kỳ vọng.

Kỳ vọng một năm sáng hơn cũng nhìn thấy trong diễn biến hoạt động và kế hoạch năm của các công ty như BCC đặt mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 dự phóng cao 51%, hay HT1 là hơn 20%. Tuy nhiên, “hoạt động cơ cấu lại sản xuất xi măng tại Trung Quốc chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời khi nhìn nhận việc nhập khẩu xi măng và clinker đột biến từ Trung Quốc là hoạt động không bền vững và mang nhiều rủi ro khi xuất khẩu gia tăng phụ thuộc vào một nước”, BVSC nhận định.

Trong dài hạn, các DN ngành sẽ chịu áp lực cạnh tranh trong ngành từ việc mở rộng công suất, biên lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi xu hướng dịch chuyển sang xi măng rời và các khoản phải chi cho việc mở rộng công suất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại