24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hải Yến Vndirect Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngành tiêu dùng sẽ ra sao khi lạm phát của Việt Nam bắt đầu tăng

Tích cực tới hiện tại, nhưng chuẩn bị cho giai đoạn hầu bao thắt chặt

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng tốt, ở mức 25,3%

+ Chi tiêu của người tiêu dùng đang chậm lại dự kiến đến Q3/23 trong bối cảnh xuất khẩu tăng trưởng chậm, lãi suất tăng và đồng VND yếu.

+ Theo quan điểm của VDIRECT RESEARCH, nhóm hàng hóa xa xỉ có thể ít rủi ro hơn trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng chung suy giảm.

svck trong 10T22, phần lớn nhờ vào mức nền thấp trong 2021. VDIRECT RESEARCH nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao tromg bối cảnh lãi suất tăng và sự suy yếu của các ngành thâm dụng lao động (da giày, dệt may, …). VDIRECT RESEARCH cho rằng tình trạng suy thoái này có thể kéo dài đến Q3/23 khi lãi suất dự kiến sẽ giảm và việc tăng lương tối thiểu sẽ tạo ra một động lực nhẹ cho tiêu dùng hàng hóa.

Vẫn tích cực cho tới hiện tại

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng tốt ở mức 25,3% svck trong 10T22, phần lớn nhờ mức nền thấp của năm 2021. Nếu loại trừ yếu tố giá, doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 16,8% svck, cao hơn cả mức trước đại dịch. Việt Nam đã nối lại các chuyến bay quốc tế từ Q1/22, doanh thu từ du lịch đã tăng gấp đôi so với năm 2021 và phục hồi tới 78% so với mức trước đại dịch.

Theo dữ liệu của Google, xu hướng di chuyển đến cửa hàng bán lẻ và giải trí của Việt Nam đã vượt mức trước dịch 4,6% và xu hướng di chuyển đến cửa hàng tạp hóa và hiệu thuốc đã tăng 27,5% so với trước dịch.

Chuẩn bị cho sự sụt giảm trong tiêu dùng người dân

VDIRECT RESEARCH tin rằng xu hướng cầu tiêu dùng dồn nén đang giảm dần trong môi trường lãi suất tăng và đồng VND yếu khiến người tiêu dùng phải thắt chặt hầu bao. Bên cạnh đó, chúng ta thấy “hiệu ứng tài sản” - hiện tượng tâm lý liên quan đến sự thay đổi trong cách thức chi tiêu của người tiêu dùng khi giá trị tài sản chưa thực hiện gia tăng mạnh khi tất cả các kênh đầu tư (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu, thị trường tài sản kỹ thuật số…) đều tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021. Vì thế, khi tất cả các thị trường này đều bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh trong năm nay, khiến giá trị tài sản chưa thực hiện quay đầu giảm sẽ làm giảm sức tiêu dùng người dân.

Hầu hết các ngành thâm dụng lao động đang phải đối mặt với những áp lực lớn. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu khiến dệt may, da giày, nuôi trồng thủy sản, chế biến gỗ… phải thu hẹp quy mô sản xuất.

Từ cuối T11/22, nhà sản xuất giày dép Đài Loan, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - công ty lớn nhất TP.HCM về số lượng lao động với hơn 50.000 công nhân đã cho công nhân nghỉ luân phiên trong 3 tháng tới do cắt giảm đơn hàng. Theo Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương - một trong những trung tâm công nghiệp phía Nam, trong 10T22, khoảng 28.000 công nhân phải tạm hoãn hợp đồng lao động và 240.000 người bị giảm giờ làm, tương đương khoảng 20% lực lượng lao động tại Bình Dương bị ảnh hưởng bởi suy thoái và tỷ trọng này có thể tăng lên trong thời gian tới.bán điện thoại thông minh và các sản phẩm điện tử tiêu dùng (TV) thấp hơn kế hoạch

Các nhà bán lẻ hoãn mở rộng để củng cố tài chính

Theo VDIRECT RESEARCH tìm hiểu, việc mở rộng kinh doanh của một số nhà bán lẻ lớn đang dừng lại hoặc giảm tốc trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế. Việc mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang của MWG và Long Châu của FRT đã bị trì hoãn/chậm lại kể từ Q3/22; số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh, Circle K cũng có mức giảm so với đầu năm cho thấy sự thận trọng của các chuỗi bán lẻ trước diễn biến thị trường hiện tại. Do đó, các công ty tiêu dùng niêm yết có xu hướng duy trì tình hình tài chính tốt hơn với đòn bẩy thấp và vị thế tiền mặt ròng.

Nhóm hàng hóa xa xỉ có thể ít rủi ro hơn trong bối cảnh nhu cầu suy giảm

Dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi nhưng thị trường xa xỉ Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ sự gia tăng của tầng lớp người dân thu nhập cao ngày càng có nhu cầu lớn hơn đối với các mặt hàng xa xỉ. Thông thường, những tầng lớp giàu có thường là nhóm cuối cùng cảm nhận được tác động tiêu cực vào tiêu dùng do quy mô tài sản nắm giữ của họ thường rất lớn. Do đó, chúng tôi kỳ vọng các công ty bán lẻ có các mảng kinh doanh với phân khúc cao cấp có thể gặp ít rủi ro hơn từ việc cắt giảm hầu bao

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả