Ngành thép liệu đã qua giai đoạn khó khăn?
Giá thép giảm liên tục từ cuối tháng 4 đến nay khiến các nhà phân phối tìm cách giảm hàng tồn kho, chỉ mua khi có đặt hàng từ khách hàng
1) NỬA ĐẦU NĂM CHẬT VẬT DO NHU CẦU YẾU
Nhu 6T2021 6T2022 Tăng trưởng cầu thép trong nước thấp do dòng tiền vào thị trường bất động sản chững lại và giải ngân đầu tư công chậm
Giá thép giảm liên tục từ cuối tháng 4 đến nay khiến các nhà phân phối tìm cách giảm hàng tồn kho, chỉ mua khi có đặt hàng từ khách hàng
Nhu cầu từ các thị trường khác chậm lại kết hợp với cạnh tranh xuất khẩu với nhiều nước, bao gồm thép giá rẻ của Trung Quốc khiến sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm 6T2022 chỉ tăng nhẹ 3,1% lên 3,64 triệu tấn. Áp lực tồn kho cao buộc các nhà máy vừa cắt giảm công suất vừa cạnh tranh gay gắt về giá bán, kéo mặt bằng giá liên tục đi xuống
2) TRIỂN VỌNG ẢM ĐẠM DO LẠM PHÁT TOÀN CẦU
Sản lượng bán hàng yếu trong ngắn hạn chủ yếu ở mảng thép phẳng,trước khi phục hồitừ năm 2024
+ Giải ngân đầu tư công chậm, sự siết chặt quản lý thị trường BĐS nhà ở và nhu cầu hàng hóa lâu bền giảm trên toàn cầu khiến chúng tôi kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép giảm nhẹ 6% so với năm 2021. Thép xây dựng sẽ phục hồi sớm hơn thép phẳng khi giải ngân đầu tư công được đẩy nhanh từ đầu năm 2023. Trong 12 tháng tiếp theo, tiêu thụ thép phẳng có thể vẫn trầm lắng do lạm phát cao toàn cầu
+ Lò cao đầu tiên của Dung Quất 2 hoàn thành vào cuối năm 2023, nâng công suất thép thô thêm 33% lên 11,3 triệu tấn/năm.
Biên lợi nhuận tiếp tục thấp trong Q3 và cải thiện từ Q4/2022
Giá nguyên liệu hạ nhiệt nhanh từ tháng 5 đến nay. Do độ trễ tồn kho nguyên liệu 2-3 tháng, biên LNG gộp sẽ cải thiện từ Q4
+ Nhu cầu yếu tại nhiều nơi trên thế giới cùng với tiêu thụ trong nước ảm đạm từ tháng 3 khiến giá thép xây dựng và giá HRC giảm mạnh. Tuy nhiên, biên độ của các đợt giảm giá bán gần đây đã thu hẹp dần.
+ Biên lợi nhuận gộp năm 2022 ước tính đạt 23,6%, so với 27,5% năm 2021, do giá vốn cao và giá bán giảm trong Q2 và Q3.
3) Nhà máy thép tại châu Âu đóng cửa hàng loạt vì thiếu khí đốt - ngành thép đối mặt khủng hoảng
Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Việc Nga cắt giảm khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây đang mang đến nhiều thiệt hại cho khối này. Cho đến nay khoảng 3 triệu tấn thép không gỉ của EU đang đứng trước rủi ro. Với chi phí năng lượng tăng cao, nhiều nhà máy đang không đủ khả năng để "bật đèn."
Vào đầu tháng 8, nhà máy Aperam của Bỉ đã đóng cửa cơ sở ở Genk. Ngay sau đó, họ giảm sản lượng tại nhà máy Chatelet của mình. Gần đây hơn, công ty Acrinox của Tây Ban Nha tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng và đưa khoảng 85% nhân viên vào làm việc thời vụ. Rõ ràng, mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào các nhà sản xuất lớn khác của châu Âu, nhiều nhà sản xuất trong số họ có nhiều động lực để cắt giảm sản lượng và vận hành.
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, ArcelorMittal, là công ty mới nhất thông báo đóng cửa nhà máy ở châu Âu do giá khí đốt và năng lượng tăng cao.
ArcelorMittal sẽ đóng cửa một trong hai lò cao của mình tại địa điểm luyện thép ở Bremen, Đức, từ cuối tháng 9 cho đến khi có thông báo mới. Nguyên nhân là do giá năng lượng tăng "cắt cổ", công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu vừa qua. Giá năng lượng tăng cao đang làm suy yếu khả năng cạnh tranh trong sản xuất thép của họ.
Gã khổng lồ thép cũng cho rằng nhu cầu thị trường yếu, triển vọng kinh tế tiêu cực và chi phí CO2 cao liên tục trong sản xuất thép là những lý do cho quyết định của mình.
Giám đốc điều hành của ArcelorMittal Germany, ông Reiner Blaschek cho biết. "Chi phí gas và điện cao đang gây áp lực lớn lên khả năng cạnh tranh. Đặc biệt hơn kể từ tháng 10 trở đi, chính phủ Đức sẽ phải chịu thuế khí đốt theo kế hoạch, điều này sẽ gây thêm gánh nặng cho chúng tôi."
Blaschek cũng kêu gọi các chính trị gia hãy khẩn trương hành động để kiểm soát giá năng lượng ngay lập tức.
Không chỉ thép, các nhà máy luyện nhôm ở châu Âu cũng đã đóng cửa trong những tuần gần đây do giá năng lượng cao ngất ngưởng.
Tại Đức, một cuộc khảo sát của Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức, DIHK, cho biết cứ 6 công ty công nghiệp thì có 1 công ty cảm thấy buộc phải giảm sản lượng do giá năng lượng tăng cao. Gần một phần tư số công ty buộc phải cắt giảm sản lượng và một phần tư khác đang trong quá trình thu hẹp sản xuất trở lại do giá năng lượng cao ngất ngưởng, theo khảo sát của 3.500 công ty thuộc mọi lĩnh vực ở Đức.
Khảo sát của DIHK cho thấy, các ngành và công ty sử dụng nhiều năng lượng bị ảnh hưởng đặc biệt, vì 32% công ty có kế hoạch hoặc đã bắt đầu giảm sản lượng và thậm chí ngừng toàn bộ dây chuyền sản xuất. Giá thép không gỉ tiếp tục gặp khó khăn khi thị trường tiến gần đến quý cuối cùng của năm. Trong khi đó, giá niken lơ lửng trên mức trung bình năm 2021, chốt tháng 8 ở mức 21.320 USD / tấn. Cả hai chỉ số dường như cho thấy một thị trường đang quá thận trọng.
MetalMiner đã khuyến nghị những người mua thép không gỉ cán phẳng mong đợi giá giao dịch thấp hơn khi bước sang mùa thu. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa cung và cầu là một cuộc chiến không bao giờ kết thúc. Với việc các nhà máy thép châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, mối quan hệ giữa cung và cầu sẽ càng trở nên trầm trọng, điều này sẽ tác động mạnh đến giá thép trên toàn cầu.
Chúc anh chị có tuần mới giao dịch hiệu quả!
Câu hỏi về cổ phiếu Comment ở dưới bình luận! Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi về mã cổ phiếu và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận