menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hùng Dũng

Ngành thép chưa vội 'hân hoan'

Mặc dù có sự hồi phục dần đều từ nửa cuối năm ngoái đến nay nhưng ngành thép vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước, điển hình như việc một số chính sách mới ban hành tại EU sẽ có tác động bất lợi tới hoạt động xuất khẩu.

Trong báo cáo triển vọng ngành thép phát hành mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, bức tranh kết quả kinh doanh quý 2/2024 của các doanh nghiệp trong ngành thép phân hóa khá mạnh, với điểm sáng thuộc về các công ty đầu ngành như Hoà Phát (HPG), Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG).

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên tăng trưởng rất tốt dựa trên mức nền tiêu cực của cùng kỳ năm ngoái. Lợi thế quy mô, thương hiệu và công nghệ của các doanh nghiệp đó giúp gia tăng thị phần nội địa, tận dụng được nhịp hồi phục của thị trường xây dựng trong nước. Nhóm dẫn đầu cũng khá nhạy bén trước cơ hội xuất khẩu, tạo ra lợi nhuận vượt dự báo, đặc biệt là trong phân khúc tôn mạ. Một yếu tố nữa là giá nguyên liệu đầu vào khá ổn định trong quý 1 được phản ánh vào giá vốn quý 2.

Theo VCBS, nhu cầu thị trường nội địa ghi nhận con số tích cực trong 6 tháng đầu năm 2024, với tiêu thụ thép xây dựng trong nước đạt 3,8 triệu tấn (tăng 4% cùng kỳ); thép ống tăng 3% và tôn mạ tăng 22%. Đà phục hồi này do thị trường bất động sản phục tốt ở miền Bắc và miền Nam, thị trường xây dựng nhà ở của người dân phục hồi mạnh do giá vật liệu xây dựng ở mức thấp, thu nhập cải thiện sau một năm 2023 khó khăn.

Đơn vị phân tích kỳ vọng sản lượng tiêu thụ nội địa sẽ tiếp tục đà phục hồi tốt trong bối cảnh số dự án nhà ở triển khai duy trì mặt bằng cao, đầu tư công đẩy mạnh...

Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm HRC và tôn mạ tới từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc dự kiến sớm nhất sẽ có thể được ban hành vào tháng 10, 11/2024. Chính sách này sẽ tạo sự ảnh hưởng nhất tới HRC do 60-70% tiêu thụ sản phẩm này tới từ nhập khẩu.

VCBS cho rằng, tác động của chính sách chống bán phá giá tới sản phẩm tôn mạ sẽ không nhiều như giai đoạn năm 2016-2017 do tỷ trọng sản lượng nhập khẩu tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc bằng 30% (mức thấp so với 100-110% giai đoạn 2016-2017) sản lượng tiêu thụ nội địa.

Ngành thép chưa vội 'hân hoan'

Nguồn: VCBS

Giá thép khó tăng

Ngoài những thuận lợi trên, thách thức đối với ngành thép trước mắt cũng không ít. Thứ nhất là, giá thép khó tăng cao.

VCBS dự báo, giá thép Trung Quốc có thể duy trì mặt bằng giá thấp quanh 3.000 nhân dân tệ/tấn như hiện nay cho tới ít nhất cuối năm 2024 do nhu cầu thép chưa hồi phục khi thị trường nhà ở nước này chưa có dấu hiệu ấm lên.

Cùng chiều, giá than cốc, quặng sắt, thép phế có xu hướng điều chỉnh trong quý 2/2024 trước bối cảnh nhu cầu sản xuất thép sụt giảm mạnh tại Trung Quốc. Sự hồi phục của giá thép khó có thể xảy ra khi yếu tố quyết định tới biên lợi nhuận là nhu cầu bất động sản trở lại tại quốc gia này hiện vẫn còn rất yếu.

VCBS đánh giá trong ngắn hạn, giá thép tại EU và Mỹ có thể đã tạo đáy sau khi tăng cường các biện pháp bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa từ đó giảm sự ảnh hưởng của nguồn thép giá rẻ tại Trung Quốc. Trong lịch sử quá khứ các lần áp thuế tương tự, giá thép thường tạo đáy trong ngắn hạn, tuy nhiên về xu hướng vẫn chịu áp lực bởi xu hướng giá thép Trung Quốc. Giá thép xuất khẩu tại các quốc gia này cũng khó có thể phục hồi mạnh do bị ảnh hưởng bởi xu hướng chung.

Tại Việt Nam, giá thép thanh sau đà giảm liên tiếp hiện đi ngang ở mốc 14 triệu đồng/tấn (thấp nhất trong nhiều năm). Tình trạng này đến từ áp lực giảm giá theo giá thép thế giới; nhu cầu tiêu thụ thép trong nước phục hồi làm vơi đi áp lực giảm giá. Tuy nhiên, VCBS cho rằng giá thép có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trước bối cảnh giá thép Trung Quốc giảm mạnh; mùa mưa là thấp điểm xây dựng. Đơn vị phân tích dự báo giá thép thanh điều chỉnh về mức 12.500-13.000 triệu đồng/tấn cho nửa cuối năm 2024.

Ngành thép chưa vội 'hân hoan'

Nguồn: VCBS

Nguy cơ sụt giảm sản lượng xuất khẩu

Thách thức lớn hơn là từ thị trường xuất khẩu. Doanh số xuất khẩu HRC tăng mạnh trong năm 2023 và quý 1/2024 tuy nhiên cho thấy sự sụt giảm vào quý 2, nguyên nhân chủ yếu tới từ sự phục hồi sản xuất của nhà sản xuất nội địa tại thị trường nhập khẩu cũng như gia tăng sự bảo hộ cho sản phẩm thép HRC tại EU.

Liên minh châu Âu (EU) đã ra thông báo áp dụng chính sách cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), đánh thuế carbon đối với các nhà sản xuất xuất khẩu đến thị trường này. Chính sách sẽ được chính thức đi vào áp dụng vào tháng 1/2026. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất trong nước cần đầu tư xanh – rất tốn chi phí nếu muốn tiếp tục xuất khẩu vào thị trường này.

Việc EU khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Việt Nam cũng là trở ngại có thể khiến sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp sụt giảm.

Ngành thép chưa vội 'hân hoan'

Nguồn: VCBS

Theo VCBS, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng có đà hồi phục trong quý 2/2024, tuy nhiên vẫn thấp hơn lịch sử rất nhiều do giá thép xây dựng gặp áp lực điều chỉnh giảm liên tiếp, trong bối cảnh nhu cầu xây dựng nội địa vẫn yếu và cạnh tranh lớn từ thép nhập khẩu Trung Quốc với giá thấp hơn; giá nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc ở mức tương đối cao trong quý 4/2023 và quý 1/2024 làm giảm biên lợi nhuận; chi phí điện tăng gây áp lực cho ngành sản xuất thép (chiếm khoảng 10% giá vốn).

Thực tế, ngoài các công ty đầu ngành, nhiều doanh nghiệp sản xuất khác trong ngành vẫn đang trong giai đoạn cắt giảm nhân sự, thanh lý tài sản hay bán cổ phần cho đối tác nước ngoài để có nguồn vốn duy trì hoạt động kinh doanh.

“Chúng tôi cho rằng những lợi thế và điểm sáng hiện tại chỉ là nhất thời, không thực sự bền vững do một số chính sách mới ban hành tại EU sẽ có tác động bất lợi tới hoạt động xuất khẩu, và giá nguyên liệu cũng giảm khá nhanh vào cuối quý 2 có thể tạo ra áp lực trích lập giảm giá hàng tồn kho trong quý 3,” VCBS nêu nhận định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả