Ngành dệt may Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh ở thị trường Mỹ và nội địa
Quy mô ngành dệt may toàn cầu ước tính tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 4% giai đoạn 2022-2030 với tốc độ tăng trưởng cao ở thị trường Trung Quốc và Canada trong khi các thị trường khác duy trì ở mức 3%.
Cho giai đoạn 2024-2030, chúng tôi kỳ vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn mức tăng kép 4% của thế giới nhờ chiếm được thị phần của Trung Quốc ở thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ cao như TNG, MSH sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, trong dài hạn, Việt Nam sẽ khó chiếm thị phần tại Mỹ do lợi thế cạnh tranh giảm.
Đối với thị trường nội địa, theo số liệu của Bộ Công thương, doanh thu bán lẻ dệt may Việt Nam năm 2023 đạt 246 nghìn tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2018 – 2023 là 6%. Theo số liệu của Euromontior, tốc độ tăng trưởng kép doanh thu bán lẻ dệt may và mở rộng cửa hàng thời trang tại Việt Nam cho giai đoạn 2022-2027 là 3,8%/2,1%.
Mảng OBM (tự xây dựng thương hiệu riêng) tại Việt Nam có cạnh tranh khốc liệt với đối thủ nước ngoài khi người tiêu dùng có xu hướng mua thương hiệu nước ngoài và nhu cầu mua online ngày càng tăng. Thị trường nội địa phân hóa mạnh mẽ với thị phần của các hãng thời trang đều dưới 3%. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể tham gia mảng OBM nếu có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu nổi tiếng và đẩy mạnh bán hàng online với mẫu mã đa dạng phù hợp người tiêu dùng.
Mảng may mặc và chăn ga được dự báo tăng trưởng cao hơn mảng khác trong ngành dệt may
Theo khảo sát của Hiệp hội thời trang Hoa Kỳ (USFIA) về so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các nước tại Mỹ với điểm số càng cao càng tốt. Hiện tại, Việt Nam có tổng điểm số cao hơn Trung Quốc và Bangladesh cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, so sánh với năm 2020, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc giảm điểm trong khi các nước đang tăng dần báo hiệu Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh.
So với Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá cao hơn nhờ ít rủi ro về xã hội. Điểm số sau điều chỉnh tỷ trọng cũng cho thấy Việt Nam chiếm ưu thế cao hơn. Bên cạnh đó, khảo sát các nhà cung cấp ở Mỹ cũng cho thấy Mỹ có xu hướng chuyển đổi nhà cung cấp khỏi Trung Quốc (hình 1). Vì vậy, trong dài hạn, chúng tôi kỳ vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ chiếm dần thị phần của Trung Quốc.
So với Bangladesh, Việt Nam có lợi thế về hệ thống cảng lớn, vị trí địa lý và khả năng sản xuất đa dạng nhờ sản xuất sản phẩm giá trị cao và đa dạng như áo vest, áo khoác mùa đông, đồ bơi trong khi Bangladesh chủ yếu sản xuất đại trà sản phẩm áo thun mẫu mã cơ bản. Tuy nhiên, điểm số tại Bangladesh ngày càng cải thiện nhờ ngày càng sản xuất đa dạng. Giá trị xuất khẩu của Bangladesh sang Mỹ cũng đang tăng dần cho thấy sự cải thiện tại thị trường Mỹ. (hình 2)
Đối với các nước khác như Ấn Độ, Indo và Sri Lanka thì Việt Nam đang có tốc độ giao hàng nhanh hơn cùng với khả năng sản xuất linh hoạt. Tuy nhiên, trong dài hạn, nếu các nước trên bắt kịp khả năng sản xuất đa dạng thì Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
So với Mexico, Việt Nam đang có mức điểm thấp hơn do vị trị địa lý ở xa. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của Mexico trong ngắn hạn thấp do Việt Nam có lợi thế về nhân công giá rẻ và tay nghề sản xuất cao. (hình 3)
So với khối Cộng hòa Dominica – Trung Mỹ (CAFTA-DR) gồm 6 nước Trung Mỹ là Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua và Dominican Republic đang có điểm số cao hơn Việt Nam nhờ lợi thế về vị trí địa lý cũng như được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, khả năng cạnh tranh của khối này thấp do quy mô dệt may nhỏ, chi phí công nhân cao cũng như phải nhập khẩu sợi, vải đầu vào từ Châu Á làm khả năng sản xuất nhanh chóng thấp.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận