menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sung Nguyen Pro

Ngành dệt may liệu còn hấp dẫn?

1. Tổng quan ngành dệt may

- Số lượng công ty trong ngành: Khoảng 7,000 công ty

- Số lượng lao động: Khoảng 3 triệu lao động

- Tổng giá trị xuất khẩu 2023: Ước tính 37.6 tỷ USD

- Thị trường xuất khẩu chủ lực: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

- Các mặt hàng xuất khẩu chính: Điện tử, máy tính và linh kiện; Điện thoại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, Dệt, may; Giày dép; Gỗ và sản phẩm gỗ; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Sắt thép, Thủy sản; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; Hàng hóa khác

- Các hiệp định thương mại hỗ trợ: EVFTA, VJFTA, VKFTA, CPTPP, RCEP, ASEAN

2. Kết quả kinh doanh của ngành Dệt may trong 7 tháng đầu năm 2024

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 4.3tỷ USD trong tháng 7/2024, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022.

Trong đó nhóm Dệt may đạt 3.7 tỷ usd tăng 13.7% so với cùng kỳ, nhóm Xơ Sợi đạt 0.37 tỷ usd giảm 2.7% so với cùng kỳ, nhóm Nguyên phụ liệu đạt 0.19 tỷ usd tăng 17.2% so với cùng kỳ, nhóm Vải đạt 0.06 tỷ usd tăng 34.7% so với cùng kỳ.

3. Triển vọng và rủi ro các tháng cuối năm

* Triển vọng

• Các thị trường chính tiếp tục tăng trưởng: Theo dự phóng mới nhất của Ngân hàng Thế giới, dự phóng tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 ở các thị trường chính của Việt Nam tiếp tục tăng, bao gồm Hoa Kỳ (+2.5%; trước đó: +1.6%); EU (+0.7%; không thay đổi); Nhật Bản (+0.9%; trước đó: +0,7%); và Trung Quốc (+4.8%; trước đó: +4.5%). Tăng trưởng ở các nền kinh tế sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu.

• Nới lỏng tiền tệ ở các thị trường chính: Trong Q2 2024, một số Ngân hàng Trung ương ở các nước phương Tây đã bắt đầu hạ lãi suất điều hành. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt gần đây và các tín hiệu kinh tế suy yếu, kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất đã tăng mạnh lên 1–1,25 điểm %. Lãi suất điều hành thấp hơn sẽ hỗ trợ nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng dài hạn.

• Hàng tồn kho và doanh số bán hàng của các thương hiệu chính: Đến cuối Q2, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng của các thương hiệu lớn, như Nike, Inditex, GAP, H&M và Puma duy trì ở mức thấp hơn so với giai đoạn Q2 2023. Hàng tồn kho tiếp tục xu hướng giảm, trong khi xu hướng tăng trưởng doanh thu giữa các thương hiệu không đồng đều. Về mặt tích cực, mức hàng tồn kho thấp hơn sẽ mang lại nhiều dư địa hơn cho việc bổ sung hàng tồn kho trong tương lai. Mặt khác, một số thương hiệu gần đây đã chứng kiến số liệu doanh thu yếu hơn cùng kỳ, có thể là chỉ báo quan điểm thận trọng về nhu cầu tiêu dùng trong tương lai và sự do dự trong việc tăng mức hàng tồn kho.

• Niềm tin của người tiêu dùng suy yếu tại Hoa Kỳ: Nhìn chung, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại các thị trường chính vẫn ổn định trong Q2. Các chỉ số tại Hàn Quốc, Nhật Bản và EU vẫn duy trì đi ngang. Tuy nhiên, chỉ số này ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể so với số liệu đầu năm 2024 trong bối cảnh dữ liệu kinh tế suy yếu và nỗi lo suy thoái gia tăng. Ngoài ra, thị trường Hoa Kỳ đã ghi nhận sự sụt giảm trong tiền tiết kiệm của hộ gia đình, báo hiệu không tích cực cho khả năng tiêu dùng trong tương lai.

• Thông tin hỗ trợ ngắn hạn: Bangladesh đình công và làn sóng chuyển dịch nhà máy. Tình hình này tác động trực tiếp đến ngành dệt may, ngành chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh vào năm 2023. Lưu ý rằng các thương hiệu thời trang hàng đầu từ Châu Âu (H&M, Zara...) đều là những mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh. Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa, do đó, nhiều khách hàng đã cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Do đó, TNG sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do có tỷ trọng đóng góp cao từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT cao hơn so với các công ty cùng ngành như TCMMSH.

* Rủi ro

• Rủi ro ngắn hạn: Rủi ro địa chính trị là rủi ro chính đối với nhu cầu hàng dệt may trong thời gian còn lại của năm 2024. Các xung đột địa chính trị không có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này đem đến rủi ro lớn cho nền kinh tế. Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dệt may của Trung Quốc tại các thị trường chính, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu về sợi tại Trung Quốc thấp hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu sợi của Việt Nam (-> STK).

• Rủi ro dài hạn: Cùng với dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, các công ty dệt may có thể chịu áp lực từ chi phí lao động tăng cao (Hiện đang chiếm 30-50% tổng giá vốn). Thêm vào đó, người lao động Việt Nam hiện dễ dàng tìm kiếm việc làm ở nước ngoài hơn, làm gia tăng cạnh tranh về tiền lương trong nước.

=> Kết luận:

Ngành dệt may Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực nhờ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý đến những rủi ro tiềm ẩn như biến động địa chính trị, niềm tin tiêu dùng suy yếu và áp lực chi phí lao động.

Vì thế trong ngắn hạn vẫn cần theo dõi thêm. Vùng giá của các doanh nghiệp dệt may hiện tại cũng ở mức trung, chưa có sự hấp dẫn đáng kể

Khuyến nghị cho nhà đầu tư:

Tập trung vào các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh: Chọn các công ty có khả năng thích ứng với biến động thị trường, có năng lực sản xuất tốt, chuỗi cung ứng ổn định và khả năng quản lý chi phí hiệu quả. (TNG)

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không nên tập trung quá nhiều vào một ngành duy nhất. Đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro.

Theo dõi sát sao diễn biến thị trường: Cập nhật thông tin về các yếu tố kinh tế vĩ mô, chính sách thương mại và tình hình địa chính trị để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Ngành dệt may liệu còn hấp dẫn?
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả