Ngành Dầu khí cần vốn và cơ chế để phát triển
Ông Vũ Quang Nam, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Phó Chủ nhiệm CLB Doanh nghiệp Dầu khí đánh giá, hai vấn đề quan trọng nhất để ngành Dầu khí phát triển là vốn để đầu tư vào tìm kiếm thăm dò và cơ chế hoạt động trong tình hình hiện tại.
Đóng góp quan trọng của ngành Dầu khí
PV: Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (3/9/1975 - 3/9/2020), nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ngành, ông đánh giá như thế nào về vai trò của ngành Dầu khí trong sự phát triển của đất nước?
Ngành Dầu khí ngày nay vẫn đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ ở nước ta mà các nước trên thế giới cũng vậy, dầu khí vẫn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi đó là ngành công nghiệp hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Hiện nay đóng góp của ngành Dầu khí nước ta khoảng 10% ngân sách, nhưng 10% đó rất quan trọng, nó là ngoại tệ. Đối với nhiều ngành nghề xuất khẩu thì Nhà nước chỉ thu về tiền thuế nhưng đối với dầu khí thì toàn bộ ngoại tệ thu về từ bán dầu thô nộp vào ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, dầu khí đóng một vai trò rất quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đảng, Chính phủ đánh giá rất cao vai trò của ngành Dầu khí, đã rất quan tâm đầu tư, ra Luật, Nghị quyết, chỉ đạo ngành Dầu khí phát triển cho đến ngày hôm nay và chắc chắn sẽ tiếp tục có chủ trương đúng đắn để thúc đẩy ngành Dầu khí tiếp tục phát triển, đóng góp cho đất nước.
Cần vốn và cơ chế để phát triển
PV: Ngành Dầu khí hiện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, theo ông cần làm gì để thúc đẩy ngành Dầu khí phát triển trong giai đoạn hiện nay?
Tuy nhiên, phải hiểu rằng, đặc điểm rất lớn của dầu khí là có rủi ro. Thế giới có thống kê, nếu khoan từ 6 - 10 giếng mà trúng được 1 giếng đã là thành công. Do đó, phải hiểu những rủi ro trong ngành này. Phải chấp nhận có thể mất ở chỗ này, nhưng được ở chỗ khác. Vấn đề là phải có vốn đầu tư. Đồng thời phải làm tốt công tác tìm kiếm thăm dò, có tài liệu, đánh giá trữ lượng thật tốt để quyết định đầu tư chính xác.
Tóm lại, hai vấn đề quan trọng nhất hiện nay là vốn để đầu tư vào tìm kiếm thăm dò và cơ chế hoạt động cho ngành Dầu khí trong tình hình hiện tại.
PV: Tại sao ông cho rằng vốn và cơ chế là hai vấn đề quan trọng nhất với ngành Dầu khí hiện nay?
Thứ hai là cơ chế để cho ngành Dầu khí phát triển. Ngành Dầu khí khác với các ngành khác bởi có rủi ro trong tìm kiếm thăm dò, cho nên phải có cơ chế thoáng để dầu khí có thể hoạt động được. Tất nhiên là Nhà nước sẽ phải quản lý, kiểm tra để không có hiện tượng tiêu cực. Nhưng cơ chế cũng cần linh hoạt để cho dầu khí có thể hoạt động được. Với cơ chế quản lý hiện nay thì rất khó. Như vấn đề về ngân sách để lại đầu tư cho dầu khí chẳng hạn. Trước đây khi khai thác dầu khí xong sẽ trích thẳng một tỷ lệ phần trăm nhất định 10 - 15% để lại cho dầu khí đầu tư tìm kiếm thăm dò, sau đó hạch toán sau. Còn hiện nay, tất cả sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước. Sau đó ngân sách mới trích lại để đầu tư cho ngành Dầu khí. Ngân sách do Quốc hội quản và chi theo Luật Ngân sách. Cho nên rất khó khăn với dầu khí về vốn để tái đầu tư.
Tất cả vì sự nghiệp dầu khí
PV: Trong sự nghiệp gắn bó với ngành Dầu khí, điều gì để lại cho ông ấn tượng sâu sắc nhất?
Bên cạnh đó, những thế hệ như tôi gắn bó với ngành Dầu khí từ những năm 1980, được chứng kiến những năm tháng đầy hào hùng của ngành Dầu khí với rất nhiều tấm gương lãnh đạo, người lao động hết lòng vì công việc, vì sự nghiệp dầu khí như tướng Đinh Đức Thiện, Nguyễn Hòa... Khi đó, mọi người làm việc rất hăng say, cống hiến hết mình vì lý tưởng, vì sự nghiệp dầu khí, theo tiếng gọi của Tổ quốc để xây dựng kinh tế, đưa dầu khí phát triển cho đến ngày hôm nay.
PV: Ông có nhắn nhủ gì với thế hệ trẻ ngành Dầu khí hôm nay?
Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận