24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thanh Thùy
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngành da giày oằn mình vì đại dịch

Ngành sản xuất, xuất khẩu giày dép đang chịu nhiều tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong 9 tháng năm 2020 đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Và ngành da giày, túi xách Việt Nam sẽ không thể hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 24 tỷ USD năm 2020 này. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, những thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Đức… đều giảm nhập khẩu khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Trung Quốc, vốn chiếm 12% thị phần xuất khẩu, nhưng 9 tháng qua đã giảm nhập giày dép, túi xách Việt Nam hơn 19%; các thị trường khác là Bỉ giảm 17%, Nhật Bản giảm 2%, Đức giảm trên 10%, thị trường Đan Mạch giảm mạnh nhất tới gần 64%.

Các doanh nghiệp ngành giày dép, túi xách trong nước có khả năng sản xuất hơn 1,1 tỷ đôi giày và gần 400 triệu ba lô, túi xách/năm. Khi không bán ra nước ngoài được, doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng hoặc giảm sản lượng sản xuất. Bởi thị trường trong nước không thể tiêu thụ được chừng ấy sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp da giày, túi xách đã chọn hướng quay lại thị trường nội địa, nhưng không hề khả quan, bởi năng lực cung của toàn ngành quá lớn, với hơn 1.700 doanh nghiệp sản xuất và giá sản phẩm thường cao hơn nhiều so với mặt bằng chi tiêu trong nước.

Tuy nhiên, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso cho hay, đến thời điểm đầu quý IV/2020, việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất (từ các thị trường Trung Quốc, Singapore) đã phục hồi trên 50%, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa ổn định sản xuất, do thiếu đơn hàng từ các thị trường lớn là Mỹ và EU.

Nhưng dù vậy, từ nay đến cuối năm, đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch bệnh của Mỹ và EU. Nhiều doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp da giày, túi xách Việt. Nhưng thực tế, việc tận dụng cơ hội từ hiệp định để gia tăng xuất khẩu không dễ dàng.

Bà Phan Thị Thanh Xuân phân tích, hiện nay trong ngành da giày, túi xách Việt Nam có hơn 85% doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này hạn chế về vốn, kỹ thuật và công nghệ, không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi doanh nghiệp chưa xây dựng được chuỗi sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu đồng bộ, thậm chí hiện trạng mạnh ai nấy làm còn rất phổ biến trong ngành. Chỉ riêng việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đã khiến doanh nghiệp khó tận dụng được những cơ hội tốt từ EVFTA.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả