Ngành chocolate bên bờ khủng hoảng khi giá cacao tăng gấp đôi từ đầu năm
Ngành công nghiệp chocolate toàn cầu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi ngôi sao Johnny Depp đóng vai Willy Wonka trong bộ phim Charlie và Nhà Máy chocolate (2005). Nhu cầu về sôcôla đang vượt xa nguồn cung cacao sẵn có, dẫn đến giá cacao tăng vọt, chắc chắn sẽ khiến chocolate trở nên đắt hơn trong các siêu thị trên khắp thế giới.
Vào thứ Hai (18/3), giá cacao kỳ hạn tham chiếu trên thị trường New York đã tăng lên mức kỷ lục 8.439 USD/tấn, mức cao nhất trong lịch sử.
Chỉ trong một tuần, giá đã tăng 25% và cao hơn 215% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ đầu năm đến nay, trong vòng chưa đầy 3 tháng, giá cacao kỳ hạn tương lai đã tăng gấp đôi khi mà Lễ Phục sinh đang đến gần. Những khó khăn tài chính mà các nhà sản xuất cacao hàng đầu thế giới phải đối mặt đồng nghĩa với việc họ không còn đủ khả năng mua hạt cacao nguyên liệu.
Trước đây, tình trạng thiếu nguồn cung đã từng đẩy giá cacao lên cao vào những năm 1970, với khi đó đạt mức cao nhất là 5.379 USD/tấn vào tháng 7 năm 1977, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Tháng 3 năm 2011, một lần nữa thị trường cacao rơi vào khủng hoảng giá khi cuộc nội chiến ở Bờ Biển Ngà dẫn tới việc nước này ra lệnh cấm xuất khẩu cacao, đẩy giá lên cao kỷ lục lịch sử tính đến thời điểm đó.
Tại sao giá cacao cao như vậy?
Điều đầu tiên bạn cần biết về cây cacao là chúng chỉ phát triển mạnh trong một dải hẹp quanh xích đạo, đó là lý do tại sao 4 quốc gia Tây Phi (Bờ Biển Ngà, Ghana, Cameroon và Nigeria) sản xuất gần 75% nguồn cung cacao trên toàn cầu, theo chuyên gia hàng hóa Javier Blas của Bloomberg Opinion. Reuters lưu ý chỉ riêng Bờ Biển Ngà đã sản xuất gần một nửa lượng cacao cung ứng trên thế giới.
Do thời tiết xấu, bệnh trên cây và thiếu đầu tư vào cây mới kéo dài hàng thập kỷ, vụ thu hoạch cacao gần đây của khu vực này rất tồi tệ, dẫn đến chênh lệch cung và cầu ngày càng lớn.
Thị trường cacao đang trong tình trạng hoảng loạn vì các nước sản xuất cacao chính - Bờ Biển Ngà và Ghana - đã trải qua mùa thu hoạch kém trong 3 năm liên tiếp, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh ảnh hưởng đến cây cacao. Hiện 2 quốc gia đang ở giữa vụ thu hoạch tồi tệ nhất trong nhiều năm, với lượng thu hoạch ở Bờ Biển Ngà ước tính giảm hơn 28% so với mùa trước.
Một số nhà máy cacao ở Bờ Biển Ngà và Ghana đã ngừng hoặc cắt giảm chế biến vì không đủ tiền mua cacao nguyên liệu. Các nhà sản xuất sôcôla không thể sản xuất sôcôla bằng cacao thô và phải dựa vào các nhà chế biến để biến hạt thành bơ và rượu có thể làm thành sôcôla.
Điều này đã dẫn đến mối lo ngại về nguồn cung cacao sẵn có. Các đại lý trên thị trường cacao ngày càng lo lắng về giá cả và về việc liệu có đủ cacao đáp ứng nhu cầu trên khắp thế giới hay không.
Theo Tổ chức Cacao Quốc tế, thị trường cacao sẽ thiếu 374.000 tấn trong mùa này, tăng so với mức thiếu hụt 74.000 tấn trong mùa trước. ICCO dự báo tồn trữ cacao toàn cầu cuối niên vụ 2023/24 sẽ giảm xuống 1,395 triệu tấn, tương đương 29,2% khối lượng cacao xay nghiền, là mức thấp nhất trong 45 năm qua.
Tất nhiên, nguồn cung chỉ là một mặt của phương trình giá cả: Vì sôcôla đã chuyển từ một mặt hàng xa xỉ thành một thứ bạn có thể dễ dàng mua trước khi xem phim, nên nhu cầu toàn cầu đã tăng gấp đôi trong ba thập kỷ qua, chuyên gia Javier Blas của Bloomberg Opinion lưu ý.
Trong khi đó, giá cacao tăng đột biến đã khiến các nhà chế biến cacao lớn ở châu Phi — họ sử dụng cacao thô và biến nó thành thứ có thể sử dụng được cho các công ty sôcôla — phải cắt giảm sản lượng vì họ không còn đủ tiền mua hạt, trong khi các nhà sản xuất thường phải mua hạt cacao trước nhiều tháng.
Sôcôla có thể sẽ đắt lên?
Giá cacao cao và nguồn cung thấp như vậy dự kiến sẽ tác động đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là ngành sôcôla, vốn cần nhiều cacao làm nguyên liệu chính.
Thực ra thì giá sôcôla đã tăng rồi. Theo công ty nghiên cứu thị trường Circana, giá các sản phẩm sôcôla tại các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ đã tăng 11,6% vào năm 2023 so với năm trước. Và trong tương lai, các công ty bánh kẹo Hershey và nhà sản xuất Cadbury Mondelez cảnh báo rằng họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy chi phí cacao cao hơn sang người tiêu dùng.
‘Cuộc biểu tình’ của cacao đang bắt đầu có tác động mạnh, làm tăng chi phí cho người tiêu dùng và khiến các nhà sản xuất sôcôla phải tìm kiếm nguồn cung. Họ chỉ còn cách lựa chọn hoặc là làm cho thanh sôcôla nhỏ lại, hoặc tăng giá bán nếu muốn giữ nguyên trọng lượng, hoặc nữa là trộn thêm những hương vị khác.
“Có rất nhiều nhà sản xuất sôcôla đã thông báo tăng giá. Chúng tôi cũng là một phần của nhóm đó”, Martin Hug, giám đốc tài chính của nhà sản xuất sôcôla Lindt & Spruengli AG, mới đay cho biết. “Hiện tại rất khó dự đoán điều gì sẽ xảy ra với thị trường cacao. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi đã kiểm soát nó tốt nhất có thể.”
Triển vọng thị trường sẽ ra sao?
Giá cacao dự kiến sẽ cao hơn trong thời gian dài do cây trồng ở Tây Phi – khu vực trồng cây nặng – bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và một loạt hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, khiến thế giới rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung lần thứ ba liên tiếp.
Fuad Mohammed Abubakar, người đứng đầu Công ty Tiếp thị Cacao Ghana UK Ltd, cho biết “vẫn chưa có thông tin rõ ràng về vụ mùa tiếp theo” bắt đầu vào mùa thu. “Thách thức đối với Bờ Biển Ngà và Ghana là không ai biết họ có thể giải quyết vấn đề sản xuất của mình như thế nào”. “Sẽ không có nguồn cung nào được giải cứu trong vài tháng tới.”
Trong khi đó, nhu cầu cũng đang được cải thiện.
Các nhà phân tích của Citi Research trước đây cho biết giá có thể lên tới 10.000 USD/tấn và duy trì ở mức cao cho đến nửa cuối năm 2025.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận