menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thành Chung

Ngân sách Nhà nước chi hơn 52.000 tỷ để dập dịch COVID-19

Theo Bộ Tài chính, ngân sách Nhà nước (NSNN) phải dành khoảng 52,6 nghìn tỷ đồng bổ sung nguồn lực để thực hiện chế độ, chính sách ưu tiên cho các lực lượng tham gia ngăn chặn, dập dịch COVID-19 (phụ cấp, tiền ăn và khám chữa bệnh cho người bị cách ly...), mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế...

Bộ tài chính cho biết, thực tế thu NSNN quý 1/2020 vẫn đạt tiến độ kế hoạch, ước đạt 391 nghìn tỷ đồng, bằng 25,9% dự toán, tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2019 nhờ có một số khoản thu phát sinh cuối năm 2019 được quyết toán và nộp ngân sách vào đầu năm 2020 theo chế độ quy định.

Tuy nhiên, từ tháng 3 khi ảnh hưởng tích cực từ nguồn thu năm 2019 chuyển sang đã hết, đồng thời tác động của dịch bệnh mạnh hơn, nhiều khoản thu đã giảm đáng kể so với tháng trước, nhất là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo dự báo sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trường hợp tăng trưởng kinh tế nếu chỉ đạt 5,3%, giá dầu bình quân cả năm khoảng 30-35 USD/thùng và thực hiện các biện pháp giãn, giảm thuế, phí, lệ phí, đồng thời cơ bản chưa thu được khoản tiền bán vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thì thu NSNN năm 2020 khi đó có khả năng giảm khoảng 130 - 150 nghìn tỷ đồng.

Trường hợp dịch kéo dài hơn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn (dưới 5%, thậm chí dưới 4% như dự báo của các tổ chức quốc tế), thu NSNN dự kiến giảm lớn hơn, nhất là số thu ở các khu vực kinh tế trọng điểm đang chịu rất nhiều tác động từ sự đình trệ của các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, logistics, như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng,...

Về nguồn lực chi đầu tư công năm 2020, tổng vốn đầu tư công nguồn NSNN được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019 (312 nghìn tỷ đồng), bao gồm: 470,6 nghìn tỷ đồng trong dự toán NSNN năm 2020 và 225,2 nghìn tỷ đồng trong vốn năm 2019 chuyển sang.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết, bên cạnh việc đảm bảo nguồn chi cho đầu tư phát triển, các cấp NSNN còn phải dành nguồn khoảng 52,6 nghìn tỷ đồng bổ sung nguồn lực để thực hiện chế độ, chính sách ưu tiên cho các lực lượng tham gia ngăn chặn, dập dịch COVID-19 (phụ cấp cho lực lượng phòng chống dịch, tiền ăn và khám chữa bệnh cho người bị cách ly,...), mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ NSNN cho người dân bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, đảm bảo an sinh và an toàn xã hội.

Trong đó đã dành khoảng 9,5 nghìn tỷ đồng cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để mua sắm trang thiết bị vật tư phòng chống dịch COVID-19; Dành khoảng 6,7 nghìn tỷ đồng để chi chế độ ưu tiên phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dcịh COVID-19; chi tiền ăn cho người bị cách ly, chi khám chữa bệnh nền trong thời gian bị cách ly; Dành khoảng 36 nghìn tỷ đồng từ NSNN để hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho các đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch.

Ngoài ra, NSNN còn phải chủ động bố trí nguồn để tăng cường hàng dự trữ quốc gia (chủ yếu là lương thực), hỗ trợ kịp thời người dân ở khu vực khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.

Quyết tâm tăng thu, kiểm soát chi tiêu

Trong điều kiện thu ngân sách dự kiến giảm, chi ngân sách tăng, cân đối NSNN rất khó khăn, các giải pháp mà Bộ Tài chính đặt ra nhằm đảm bảo cân đối NSNN cho việc thực hiện các chính sách về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đó là: Quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN, bao gồm cả nhiệm vụ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh kiểm soát chi tiêu, triệt để tiết kiệm để cắt giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên không thực sự cần thiết; các bộ, ngành, địa phương phải cắt giảm tối thiểu 30% dự toán kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% dự toán kinh phí công tác nước ngoài trong 9 tháng cuối năm 2020.

Ngoài ra, chủ động sử dụng từ nguồn vốn dự phòng, nguồn vượt thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để tập trung cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả dịch COVID-19, các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ cân đối ngân sách.

Mặt khác, cố gắng tiếp cận đàm phán một số khoản vay có chi phí thấp từ các tổ chức quốc tế (như: Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan phát triển Pháp, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản,...) để góp phần giảm áp lực vay trong nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả