Ngân hàng và khủng hoảng tài chính: Nobel kinh tế 2022
Nói đầy đủ hơn là các đóng góp của ba giáo sư người Mỹ: Ben S. Bernanke, Douglas W. Diamond và Philip H. Dybvig về vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và các cuộc khủng hoảng tài chính nói riêng đã dành được giải Nobel Kinh Tế năm nay.
Trong đó, GS Ben S. Bernanke đã từng là Chủ tịch FED trong giai đoạn nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử - Đại Khủng Hoảng năm 2009, một tình huống để Bernanke có cơ hội áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạch định và điều hành chính sách kinh tế của Mỹ trong giai đoạn này.
Trước đó, các nghiên cứu của Bernanke đã chỉ ra rằng khủng hoảng ngân hàng có thể gây ra những hậu quả thảm khốc. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy định về điều tiết hoạt động ngân hàng và sự thất bại của nó cũng chính là lý do thực sự đằng sau các cuộc khủng hoảng.
Khi đại dịch toàn cầu bùng nổ kéo theo các vấn đề kinh tế nghiêm trọng vào năm 2020 đã một lần nữa cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của các biện pháp đã được thực hiện để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những hiểu biết được đóng góp bởi các nhà kinh tế học này đã giúp cho thế giới tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính thảm khốc và lây lan, phát triển thành các vấn đề có tính chất toàn cầu.
Thật ra thì các kết quả nghiên cứu của của các giáo sư không quá xa lạ hay có thể nói là rất kinh điển với các sinh viên kinh tế, đặc biệt là ngành tài chính – ngân hàng. Bởi vì các nghiên cứu này đã được đúc kết thành nhiều lý thuyết quan trọng, đưa vào sách giáo khoa và giảng dạy một cách phổ biến ở các trường đại học kinh tế.
Trong đó, vấn đề nổi bật được rút ra từ các nghiên cứu mãi tận những năm đầu thập niên 80 về vai trò của ngân hàng, là các định chế trung gian của nền kinh tế, thu xếp các khoản tiền tiết kiệm phần lớn là ngắn hạn cho nhu cầu đầu tư trung và dài hạn.
Điều này lý giải vì sao có thể nói các ngân hàng thương mại có thể TẠO RA TIỀN, vai trò của các quy định điều tiết, kiểm soát các khoản cho vay, kiểm soát việc sử dụng nợ vay (một câu hỏi thú vị cũng được đặt ra là ai sẽ giám sát ngân hàng?) và khi nào thì một ngân hàng sụp đổ và tạo ra khủng hoảng.
Đó là khi các tin đồn về việc có quá nhiều người đi rút tiền đã tạo ra hành vi bầy đàn và khi nó vượt quá khả năng chống đỡ của của ngân hàng sẽ tạo ra một dạng “lời tiên tri tự ứng nghiệm” và ngân hàng sẽ sụp đổ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều này hoàn toàn có thể đối phó bằng bảo hiểm tiền gửi, bảo lãnh của Nhà nước và chức năng “Người cho vay cuối cùng” của Ngân hàng Trung ương.
Làm sao để tránh một cuộc khủng hoảng ngân hàng? Câu trả lời là khá đầy đủ và hệ thống, về lý thuyết. Nhưng thực tiễn thì luôn luôn thay đổi và còn chứa đựng trong đó những vấn đề vốn cũng đã từng “đoạt giải Nobel Kinh Tế” thậm chí là trước đó rất lâu như bất cân xứng thông tin, tài chính hành vi, rủi ro đạo đức, vấn đề hợp đồng…
Điều đó đã khiến cho những câu chuyện như vậy luôn luôn sinh động và đầy tính thực tiễn đương đại!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận