menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Văn Anh Tuấn

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) – Ngân hàng Trung ương của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cố gắng khắc phục một trong những điểm yếu của nền kinh tế đã tồn tại hàng chục năm qua, đó là khả năng tiếp cận tín dụng kém của các doanh nghiệp nhỏ.

Hướng tới doanh nghiệp nhỏ

Không giống như các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang tung ra các gói kích thích với quy mô lớn, PBoC thay vào đó lại tập trung khai thác các chương trình quy mô nhỏ được thiết kế để cải thiện khả năng sống sót của các doanh nghiệp nhỏ sau cuộc khủng hoảng Covid-19. Hôm thứ Hai vừa qua (1/6), PBoC đã công bố kế hoạch mới nhất của mình, sử dụng 400 tỷ nhân dân tệ (56 tỷ USD) để biến các khoản vay không có bảo đảm cho các doanh nghiệp thành tiền mặt một năm cho các ngân hàng.

Hiện các doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc có đóng góp khá lớn đối với kinh tế nước này, thậm chí tạo ra tới 80% việc làm ở thành thị. Tuy nhiên cho đến nay, khu vực này vẫn rất khó tiếp cận được tín dụng của các ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp hoặc hồ sơ tín dụng.

Bởi vậy việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho những đối tượng này là một trong những ưu tiên của PBoC. Theo đó, PBoC đã có nhiều giải pháp để khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng cũng không mấy phát huy hiệu quả.

Kế hoạch hỗ trợ tín dụng công bố vào thứ Hai xây dựng dựa trên công cụ chính sách cũ được gọi là chương trình cho vay lại. Theo đó PBoC sẽ cung cấp vốn giá rẻ cho hệ thống tài chính với điều kiện tiền chỉ có thể được sử dụng để cho vay đối với các lĩnh vực cụ thể. Nhu cầu về một phiên bản mới của chương trình ngày càng lớn kể từ khi khẩu vị rủi ro của các ngân hàng sụt giảm mạnh do sự bùng phát của đại dịch coronavirus.

“Nếu PBoC chỉ sử dụng chính sách tiền tệ tổng hợp để cung cấp thanh khoản, tiền sẽ bị các ngành đặc quyền như các công ty nhà nước lớn và nền tảng tài chính địa phương nắm giữ, trong khi các công ty nhỏ và công ty tư nhân vẫn không thể nhận đủ hỗ trợ tài chính”, Zhang Xu – Trưởng bộ phận nghiên cứu thu nhập cố định tại Công ty Chứng khoán Everbright ở Thượng Hải nói.

“Thống đốc Dịch Cương đã phát minh ra các công cụ mới kể từ khi ông còn là nhân viên, thay vì sử dụng các biện pháp cắt giảm lãi suất đơn giản và cắt giảm tỷ lệ dự trữ để nới lỏng”, Zhou Xue - một nhà kinh tế tại Mizuho Securities Asia Ltd ở Hồng Kông cho biết. Tuy nhiên “nó vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và có thể sai. Không ai biết cách tiếp cận hiện tại có thể hoạt động, ngay cả ngân hàng trung ương, vì nó điều chỉnh chính sách trong khi thực hiện”.

Cảnh giác với bom nợ

Các nhà kinh tế đã so sánh chính sách mới của PBoC với chương trình cho vay Main Street của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay Chương trình tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu (TLTRO) của Ngân hàng Trung ương châu Âu và thậm chí nới lỏng định lượng.

Trên thực tế cũng có một số dấu hiệu cho thấy chiến lược này cho đến nay đang phát huy hiệu quả. Tăng trưởng tín dụng tăng tốc lên 12% so với một năm trước đó vào tháng 4, nhanh hơn đáng kể so với sự mở rộng danh nghĩa của nền kinh tế.

Tuy nhiên một số người khác tỏ ra thận trọng hơn và nghi ngờ liệu một chương trình nhỏ như vậy có thể mang tới nhiều thay đổi vào thời điểm nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng tồi tệ nhất kể từ những năm 1970 và thất nghiệp đang tăng vọt.

Theo Xing Zhaopeng – Nhà kinh tế thị trường tại Australia và New Zealand Bank Group Ltd. tại Thượng Hải, việc chương trình có hoạt động hay không còn phụ thuộc vào các chi tiết kỹ thuật của nó.

“Lợi nhuận đầu tư trong nền kinh tế Trung Quốc không phải là quá cao trong thời điểm hiện tại. Nó sẽ không có nhiều hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng chỉ vì nó là một công cụ sáng tạo”, ông nói.

Chính phủ Trung Quốc cho biết vẫn còn dư địa để tăng quy mô kích thích nếu cần, mặc dù vẫn chưa chắc đó sẽ là chương trình mua tài sản khổng lồ hay cắt giảm lãi suất. “PBoC đang thay đổi kịch bản của mình từ kích thích kiểu cũ sang một kiểu kích thích mới, nhưng họ không chỉ ra một chiến lược rõ ràng”, Liu Peiqian - một nhà kinh tế Trung Quốc tại Natwest Markets ở Singapore cho biết. “Đó là lý do tại sao họ đưa ra các bản vá lỗi ở đây và đó, cố gắng đóng các lỗ hổng trong khi vẫn duy trì lập trường chung của mình là không làm ngập nền kinh tế (với thanh khoản)”, ông nói thêm.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân một phần do các quan chức Trung Quốc vẫn tỏ ra cảnh giác với bom nợ và tình trạng đầu tư lãng phí mà nước này đã tạo ra trong đợt kích thích cực lớn sau năm 2008.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại