menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thúy Quỳnh

Ngân hàng Thế giới cảnh báo về bóng ma lạm phát đình đốn của thập niên 70

Ngày 07/06, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, đồng thời cảnh báo nhiều quốc gia có thể rơi vào suy thoái khi nền kinh tế nước họ rơi vào tình trạng lạm phát đình đốn (stagflation) giống như thời thập niên 70.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 2.9%, giảm 1.2 điểm phần trăm so với dự báo 4.1% hồi tháng 1/2022.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo quanh mức đó trong giai đoạn 2023-2024, trong khi lạm phát vẫn dao động trên mức mục tiêu ở hầu hết nền kinh tế vì rủi ro lạm phát đình đốn, trích từ báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu.

Cuộc chiến Nga-Ukraine và đà tăng giá hàng hóa kéo theo đó đã giáng đòn vào một nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch Covid-19. Ngân hàng Thế giới cho rằng nền kinh tế toàn cầu giờ sắp bước vào “giai đoạn tăng trưởng yếu và lạm phát cao kéo dài”.

“Cuộc chiến tại Ukraine, phong tỏa ở Trung Quốc, gián đoạn chuỗi cung ứng và rủi ro lạm phát đình đốn đang cản trở tăng trưởng. Nhiều quốc gia sẽ khó mà tránh khỏi suy thoái”, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết.

Tăng trưởng ở các nước phát triển được dự báo giảm mạnh xuống 2.6% trong năm 2022, từ mức 5.1% của năm 2021. Thậm chí, mức tăng trưởng này sẽ còn giảm xuống 2.2% trong năm 2023, trích từ báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu.

Trong khi đó, tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển được dự báo giảm xuống 3.4% trong năm 2022, từ mức 6.6% của năm 2021. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 4.8% trong giai đoạn 2011-2019.

Giữa bối cảnh lạm phát tiếp tục leo thang, các NHTW buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất để ngăn chặn đà tăng.

Lạm phát đình đốn thời thập niên 70

Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng yếu tại thời điểm này có nhiều điểm tương đồng với thập niên 70. Đây là giai đoạn lạm phát đình đốn diễn ra khá căng thẳng, đòi hỏi các đợt nâng lãi suất mạnh tay ở các nước phát triển, châm ngòi cho hàng loạt cuộc khủng hoảng kinh tế ở nhiều thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

So sánh giữa tình hình hiện nay và 50 năm về trước, Ngân hàng Thế giới cho rằng có điểm tương đồng rõ ràng giữa hai thời kỳ này. Đó là sự gián đoạn nguồn cung, triển vọng tăng trưởng suy yếu và những tác động mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt trong quá trình thắt chặt tiền tệ.

Dĩ nhiên, Ngân hàng Thế giới thừa nhận vẫn có nhiều khác biệt, như sức mạnh của đồng USD, giá dầu nhìn chung thấp hơn và bảng cân đối kế toán tại các định chế tài chính lớn vẫn mạnh.

Để giảm khả năng lịch sử lặp lại, Ngân hàng Thế giới hối thúc các nhà hoạch định chính sách phối hợp hỗ trợ cho Ukraine, ngăn chặn đà tăng của giá dầu và thực phẩm, đồng thời giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả