Ngân hàng Silicon Valley (gọi tắt: SVB) sụp đổ, tình hình thị trường kinh tế trong nước ảnh hưởng như thế nào ?
Hoạt động của ngân hàng chủ yếu tập trung cung cấp nguồn vốn cho các Start-up công nghệ để phát triển, đây được xem như là các khoản đầu tư mạo hiểm. Dòng tiền của các Start-up bị gián đoạn trong bối cảnh dòng tiền trên nền kinh tế tương đối yếu, dòng tiền đổ vào của các NĐT bị suy giảm. Các khoản đầu tư của SVB chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu nên khi bối cảnh vĩ mô lãi suất tăng dẫn đến các khoản đầu tư ở các kênh cổ phiếu xuất hiện nhiều khoản lỗ dẫn đến vòng quay dòng tiền bị gián đoạn, ứ đ
Rủi ro nhất của một hoạt động kinh doanh của ngân hàng là người cho vay đi rút tiền hàng loạt vượt quá tỷ lệ trích lập dự phòng, SVB gặp phải vấn đề về các khoản đầu tư và người cho vay đồng loạt rút tiền nên dẫn đến bị gián đoạn vòng quay dòng tiền, từ đó tạo nên cú sụp đổ.
Về mức độ ảnh hưởng: ít nhiều sẽ có ảnh hưởng với các DN liên đới và hệ thống liên ngân hàng nhưng tổng tài sản của SVB sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến quy mô của các hệ thống ngân hàng ở Mỹ, và so với Lehman Brothers ở cuộc khủng hoảng trước đây là nhỏ hơn gấp nhiều lần.
Ảnh hưởng tích cực là các động thái vỡ đổ này sẽ làm cho FED cân nhắc hơn/ đảo chiều quan điểm về lộ trình tăng tốc độ lãi suất trong kỳ hợp sắp tới.
Về thị trường kinh tế Việt Nam: đây được xem như là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bước đi tiếp theo của các DN.
- Vấn đề nóng nhất trong năm 2023 là các vấn đề liên quan đến các kỳ tới hạn đáo của các Trái Phiếu Doanh Nghiệp và BĐS.
- BĐS ngoài đời thực khả năng sẽ có một đợt gặp áp lực đồng pha chiết khẩu một thời gian khi các khoản vay ưu đãi hết hạn và các khoản vay đáo nợ, ví dụ như các khoản vay trong những năm đầu được ưu đãi lãi suất nhưng sau hết ưu đãi này, NĐT không gồng nổi nữa bắt buộc phải bán tài sản hoặc các DN đáo nợ trái phiếu cũng gặp áp lực này => rủi ro này sẽ dẫn đến tình trạng kéo theo gia tăng các khoản nợ xấu ở các ngân hàng cho vay.
- Động thái của Chính Phủ khi đã có kinh nghiệm trải qua các đợt khủng hoảng trước là đi ngược lại các chính sách thức thời của FED khi động thái hạ nhiệt lãi suất trong thời gian gần đây.
- Nhu cầu vay của bên VN và Mỹ khá khác nhau, khi lãi suất tăng bên Mỹ giảm nhu cầu vay còn VN nhu cầu vay vẫn có vì đất nước đang phát triển.
- Thị trường giai đoạn đầu thanh lọc các DN yếu kém dòng tiền yếu để loại bỏ các DN nhỏ rồi mới có động thái tháo gỡ nút thắt đầu tiên khi giãn nợ trái phiếu nếu được trái chủ cho phép - được xem như là cơn mưa đầu mùa để làm dịu đi vấn đề nóng hiện tại.
Kết luận: Thị trường sẽ bị tác động ít nhiều nhưng mức độ sẽ không mạnh mẽ như các đợt khủng hoảng trước khi đã trải qua các kinh nghiệm trước đây, các chính sách Chính Phủ cũng có sự phù hợp với thời đại nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Giai đoạn xử lý thông tin nên không tránh khỏi việc các tác động từ tin tức tốt xấu đang xen nên sẽ phụ thuộc vào nội tại các ngành nghề và Doanh nghiệp. Dòng vốn ngoại vẫn kỳ vọng cao vào thị trường Việt Nam, dịch chuyển dòng tiền và gia tăng vốn với các định mức hấp dẫn hiện tại của thị trường Việt Nam cho dư địa tầm nhìn nhiều năm tới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận