Ngân hàng “sập cửa” cho vay, chuyên gia hiến kế giải "cơn khát vốn" cho doanh nghiệp hàng không
“Các hãng hàng không muốn vượt qua khó khăn thì phải duy trì thanh khoản, giữ sự sống trước khi nghĩ đến chuyện vực dậy. Ngân hàng không thiếu vốn nhưng phải có một Nghị quyết của Quốc hội thì mới có thể tham gia giải cứu các hãng bay...'
Doanh nghệp hàng không "hạn" tài chính, ngân hàng "sập cửa" cho vay
Chia sẻ tại tọa đàm với chủ đề: Giải pháp cấp bách về vốn để "giữ cánh" cho hàng không Việt, các chuyên gia đều có chung nhìn nhận cho rằng, hàng không gánh vác trọng trách rất to lớn, không chỉ trong phát triển kinh tế, mà còn nắm giữ vị trí trọng yếu trong các vấn đề chính trị, quân sự và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
Theo đó, ngành hàng không Việt Nam phát triển vượt bậc như giai đoạn vừa qua, có sự đóng góp của mọi hãng hàng không, từ Vietnam Airlines đến các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airways, VietJet Air… tạo kết nối thông thương trong nước và quốc tế.
Thời điểm trước dịch, theo số liệu thống kê và báo cáo của các doanh nghiệp, tính riêng Vietnam Airlines, Vietjet, ACV, VATM, có tới bốn vạn cán bộ, nhân viên, tạo ra doanh thu khoảng 180.000 tỷ đồng/năm.
Ngành hàng không Việt Nam phát triển vượt bậc như giai đoạn vừa qua. (Ảnh: HVN)
Về ngân sách, ngành hàng không đóng góp trên 22.000 tỷ đồng thuế và phí/năm, tương đương trong top 10 tỉnh, thành nộp ngân sách lớn nhất nước.
Một việc làm trong ngành hàng không sẽ tạo ra 24 việc làm trong các ngành có liên quan, như dịch vụ lữ hành, xăng dầu, dịch vụ, du lịch, khách sạn...
Gánh trọng trách to lớn song đại dịch Covid-19 đang "bào mòn" sức khỏe của các doanh nghiệp hàng không.
Vì vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, không nên đắn đo câu chuyện nên cứu ngành hàng không hay không, mà rất cấp thiết phải giải cứu.
Trước hết, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cần đánh giá toàn bộ vai trò hết sức quan trọng của ngành hàng không, cả hãng hàng không Nhà nước đang chiếm tỷ lệ chi phối và các hãng hàng không tư nhân.
Từ đó, nêu lên các khó khăn vướng mắc và thực trạng của ngành hàng không, đặc biệt là sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đang diễn ra và nhấn mạnh rằng, cần có sự can thiệp của bàn tay Nhà nước.
Trên thực tế, đến nay mới chỉ có Vietnam Airlines nhận được gói cứu trợ dạng vay ưu đãi, trong khi các doanh nghiệp hàng không tư nhân như Bamboo Airways và Vietjet Air… vẫn đang phải đối mặt với vấn đề vốn và hầu hết các nhà băng đều quay lưng.
Theo lý giải của TS. Nguyễn Quốc Hùng, hiện các hãng hàng không đều dừng hoạt động hoặc hoạt động không đáng kể, không có doanh thu, doanh thu thu hẹp hoặc kinh doanh thua lỗ, phương án sản xuất kinh doanh chắc chắn không đảm bảo hiệu quả, nên gần như không có cửa tiếp cận vốn ngân hàng.
"Tôi biết vừa qua có hãng hàng không đủ tài sản đảm bảo, muốn vay vốn để trả lương, trả chi phí bảo dưỡng, thuê máy bay, nhưng tổ chức tín dụng chưa dám quyết định cho vay", ông Hùng nêu thực tế và nhận định, hiện nay các hãng hàng không, đặc biệt hãng hàng không tư nhân mà không vay vốn để tiếp tục duy trì cái hoạt động của mình thì sẽ lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Thậm chí, phá sản là viễn cảnh khó tránh nếu Quốc hội, Chính phủ không tìm cách giải cứu.
Các doanh nghiệp hàng không tư nhân như Bamboo Airways và Vietjet Air… vẫn đang phải đối mặt với vấn đề vốn và hầu hết các nhà băng đều quay lưng. (Ảnh: BID)
Giải "cơn khát vốn" cho các hãng hàng không
Giải cơn khát vốn đối với các doanh nghiệp hàng không, theo ông Hùng, cần kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không bằng cách vay bổ sung vốn lưu động.
Các tổ chức tín dụng hiện đang cho vay theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Theo đó, tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh.
Trong đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư gần đây, Vietjet và Bamboo mong muốn được cho phép áp dụng cái cơ chế tái cấp vốn từ 5.000 – 6.000 tỷ, thời hạn như là cái khoản tín dụng như cấp cho Vietnam Airlines.
Đối với Hiệp hội Hàng không, chúng tôi thì đề nghị có gói tín dụng cho ngành hàng không vay ưu đãi, mức lãi suất giảm khoảng 4% so với mức lãi suất vay thương mại, thời hạn 3-5 năm để các hãng duy trì được nguồn lực.
Vietnam Airlines là trường hợp ngoại lệ, tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa là 3 năm.
Theo đó, thời hạn tái cấp vốn tối đa không quá 364 ngày.
Khoản tái cấp vốn được tự động gia hạn hai lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn. Thời gian gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu.
Thứ hai, doanh nghiệp phải được tăng vốn điều lệ, gia tăng tiềm lực tài chính.
Đối với giải pháp tiếp cận vốn vay ngân hàng thương mại, ông Hùng lưu ý, nếu giải cứu cho các doanh nghiệp hàng không thì phải xem doanh nghiệp đó có khả năng để cứu không.
Vấn đề tháo gỡ ở đây là cơ chế, nghĩa là gì cho phép ngân hàng thương mại cùng với bên các hàng hàng không tư nhân ngồi với nhau thỏa thuận về điều kiện vay vốn, lãi suất thế nào tùy cả hai bên thỏa thuận.
"Ngân hàng không thiếu vốn nhưng phải có một Nghị quyết của Quốc hội, tạo cơ chế để cho các doanh nghiệp hàng không tiếp cận được với các ngân hàng, từ đó các ngân hàng có thể giải quyết cho vay theo đúng quy định. Có như vậy, mới có thể tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp hàng không đang gặp phải, đặc biệt với các hãng hàng không tư nhân", ông Hùng nói.
Về lãi suất cho vay, theo ông Hùng, giữa các hãng hàng không và tổ chức tín dụng sẽ tự thỏa thuận, phù hợp với khả năng tài chính của từng đơn vị.
Cũng dưới góc nhìn của PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, không nên chốt "cứng" lãi vay, mà thả nổi như sản phẩm phái sinh tài chính. Có nghĩa là cái nghĩa vụ hoàn trả lại cho ngân sách nó phải dựa trên cái sự hồi phục của ngành hàng không thế giới.
"Trong tài chính nó có quyền chọn trần và quyền chọn sàn lãi suất, thì chúng ta áp dụng cái này đối với các khoản vay hỗ trợ. Bởi vì cái triển vọng của ngành hàng không rất bất định, có thể nó vẫn tiếp tục khó khăn hoặc có thể hồi phục. Ai trong chúng ta bây giờ cũng đều đang thèm muốn đi du lịch nước ngoài, đi công tác, chúng ta đều muốn được đi máy bay cho nên như nó như cái lò xo bị nén lại, khi bật nó sẽ bật rất là mạnh.
Do đó, triển vọng của ngành hàng không u tối thì trả lãi vay khác; nhưng tươi sáng là phải trả lại lãi vay khác (nó phải phù hợp với cái sự hồi phục của ngành không thì nó mới cân bằng, nó mới công bằng với với ngân sách).
Cho nên tôi cho rằng phải áp dụng cái quyền chọn trần hoặc sàn lãi suất, hoặc cũng có thể dựa trên ý tưởng đó để thiết kế một cái kế hoạch cả sao cho cảm thấy công bằng với ngân sách đã vay, công bằng với tiền thuế của dân", ông Bảo phân tích.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận