Ngân hàng Nhà nước (SBV) bán 20,000 tỷ tín phiếu nhằm mục đích gì?
Hút bớt tiền trong nền kinh tế, giảm áp lực tiền tệ giữa VNĐ & USD cũng như áp lực về lạm phát.
I. Xét về bối cảnh
- Tiền dư thừa trong hệ thống ngân hàng
NHNN (SBV) đã có 4 lần hạ lãi suất, lãi suất tại các Ngân hàng thương mại như đã về mức thấp nhất trong lịch sử thị trường tiền tệ mức 5.5%/năm.
Tuy nhiên, tiền còn rất nhiều trong hệ thống ngân hàng và không thể cho vay khiến tình trạng ứ đọng, cụ thể:
1. Tăng trưởng tín dụng là 5.56% (updated 15/9/2023) so với mục tiêu 14% cả năm trong khi chỉ còn >3 tháng kết thúc năm.
2. Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp nhất trong 1 năm, tức các bank không có nhu cầu vay mượn nhau, vì tiền còn rất nhiều.
II. Nguyên nhân gốc rễ
Tỷ giá là nguyên nhân gốc rễ của việc SBV hút tiền về. Tỷ giá USD/VND liên tục leo thang trong thời gian qua do việc áp dụng chính sách tiền tệ đi ngược giữa Việt Nam và nền kinh tế lớn, cụ thể là Mỹ với động thái FED tiếp tục diều hâu về việc tăng lãi suất (kể cả trong cuộc họp gần nhất ngày 20/9) để kiểm soát tình trạng lạm phát, suy thoái kinh tế trong khi Việt Nam liên tục giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng dương nền kinh tế (về mức mặt bằng thấp tương đương giai đoạn Covid-19).
SBV với vai trò điều tiết thị trường tiền tệ, một số cách sau để điều tiết tỷ giá:
1. Bán ra USD thu về VND;
2. Tăng lãi suất;
3. Bán tín phiếu, thu về VND.
Tại sao SBV bán Tín phiếu? Bởi: 2 cách còn lại đều không thoả mãn mục đích làm cho chính sách tiền tệ mở rộng nhanh chóng qua các biện pháp trước đó: việc hạ lãi suất, tăng đầu tư công, giảm thuế VAT...
Dùng cách này cho thấy tín hiệu rất rõ ràng về việc Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng sử dụng các công cụ để điều tiết vĩ mô, dư thừa vốn ngân hàng, ổn định tỷ giá…
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận