menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thạch Thảo

Ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt

Để ổn định hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Nhà nước vừa ra quyết định kiểm soát đặc biệt nhà băng này.

Nói với VnExpress chiều nay, đại diện SCB cho biết, Ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt.

Trong thông cáo phát đi, Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng, là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.

Đặt SCB vào diện "kiểm soát đặc biệt", Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn, chỉ định những nhân sự có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành nhà băng này.

Đồng thời, cơ quan này sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ giải pháp cần thiết để SCB hoạt động an toàn, lành mạnh.

Cuối tuần trước, ngày 7/10, nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB ghi nhận tình trạng đông khách hàng tới giao dịch. Một số người đến rút tiền, số khác đến thăm dò thông tin do tâm lý lo ngại về sự an toàn của khoản tiền gửi.

Ngân hàng Nhà nước sau đó phát đi thông tin khẳng định "những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có SCB đều được nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp". SCB cũng tăng 1% lãi suất huy động ở các kỳ hạn trên 9 tháng, trong đó mức gửi một năm lên tới 8,55% - cao nhất hệ thống. Giữa tuần này, Ngân hàng Nhà nước TP HCM cho biết tình hình tại SCB đã ổn định hơn.

Theo Thông tư 11/2019 của Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát đặc biệt là biện pháp áp dụng khi một tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

"Mất khả năng chi trả" theo thông tư này là khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính tỷ lệ khả năng chi trả. Nguy cơ mất khả năng thanh toán được xác định khi tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong 6 tháng liên tục và có tổng nợ xấu bao gồm cả nợ cơ cấu, nợ xấu bán cho VAMC ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau giai đoạn 6 tháng kể trên.

Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có nhiều nhà băng từng bị rơi vào trường hợp kiểm soát đặc biệt nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh. Năm 1997, Eximbank đứng trước nguy cơ đổ vỡ nên phải đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, được sự hỗ trợ về tài chính và giao cho Vietcombank tiếp quản. Nhiều năm sau đó, ngân hàng này đã lấy lại đà phát triển.

Ngân hàng Hàng Hải cũng từng bị đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt từ cuối tháng 11/2001. VPBank bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt tháng 9/2002. Gần đây nhất là Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Đông Á bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và bị mua lại bắt buộc 0 đồng. Sau khi có sự hỗ trợ của những ngân hàng quốc doanh, các nhà băng này từng bước hồi phục và hoạt động ổn định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
36 Yêu thích
36 Bình luận 200 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại