24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồng Phượng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngân hàng lớn “trúng đậm” từ nguồn bảo hiểm

Bên cạnh nguồn thu từ tín dụng, các nhà băng tiếp tục đẩy mạnh mảng dịch vụ, trong đó thu từ phí bảo hiểm đóng góp tỷ trọng tích cực vào tổng nguồn thu ngân hàng.

Theo lãnh đạo Techcombank, doanh thu phí bảo hiểm của ngân hàng này tăng hơn 35% trong năm 2019. Trong tổng số lợi nhuận trước thuế 12.800 tỷ đồng năm qua, thu nhập ngoài lãi tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 6.800 tỷ đồng.

Mục tiêu của Techcombank trong năm nay là đẩy mạnh doanh thu phí từ mảng này. Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư tại TP.HCM cuối tháng 2/2020 vừa qua, Tổng giám đốc Techcombank, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết, năm qua, Ngân hàng đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong mảng dịch vụ này.

Thay vì sử dụng tư vấn của công ty bảo hiểm thì Techcombank đào tạo gần 4.000 cán bộ nhân viên của mình để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng trong việc mua bảo hiểm. Bởi trong tất cả các dịch vụ của ngân hàng thì duy nhất là dịch vụ tiếp cận với sản phẩm bảo hiểm, Bộ Tài chính đòi hỏi phải có chứng chỉ.

“Ðiều này rất quan trọng nên Techcombank phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực trong việc đẩy mạnh doanh thu từ phí bảo hiểm. Từ đó, Ngân hàng từng bước thay đổi số hóa quy trình và sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu về bảo hiểm của khách hàng. Ðây là quá trình chuẩn bị của Techcombank trong năm 2019 để cho kết quả trong năm 2020”, ông Anh nói.

Cũng theo Tổng giám đốc Techcombank, việc nhân viên ngân hàng giới thiệu một sản phẩm ngân hàng, sản phẩm bảo hiểm khác với việc nhân viên giới thiệu khách hàng cho nhân viên công ty bảo hiểm.

Vì thế, Techcombank đã có sự thay đổi trong năm 2019, nhằm đảm bảo được một yếu tố đó là nhân viên ngân hàng phải bán đúng và bán được các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Như vậy, thay vì ngân hàng chỉ nhận được phí môi giới bảo hiểm thì nay ngân hàng sẽ đứng ra bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng.

Tại Techcombank, phí bancassurance gần như là động lực tăng trưởng duy nhất của thu nhập dịch vụ trong năm 2019 với mức tăng 29%.

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Techcombank đã xây dựng được cơ cấu thu nhập dịch vụ đa dạng với thu phí từ thanh toán, bảo hiểm và dịch vụ trái phiếu đóng góp khá đồng đều.

Trong đó, phí bancassurance gần như là động lực tăng trưởng duy nhất của thu nhập dịch vụ trong năm 2019 với mức tăng 29% so với cùng kỳ và đóng góp 28,6%.

Tương tự, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa ra nhận định, bancassurance sẽ thúc đẩy thu nhập ngoài lãi của ACB trong năm nay. VCSC kỳ vọng ACB sẽ tiếp tục tập trung tăng trưởng dư nợ vay bán lẻ và SME với tốc độ kép (CAGR) 2019 - 2022 đạt 15,5%.

VCSC cho rằng, NIM của ACB sẽ dao động xung quanh mốc 3,57% trong giai đoạn 2020 - 2022. Bancassurrance sẽ thay thế thu nhập từ thu hồi nợ đã xử lý trở thành yếu tố dẫn dắt chính cho lợi nhuận ngoài lãi của ACB.

Các khoản nợ xấu đã xử lý ngoại bảng liên quan đến VAMC và nhóm 6 công ty hiện đi đúng hướng để thu hồi toàn bộ trong năm 2020.

Trong bối cảnh ACB không tích cực xóa nợ nội bảng, VCSC cho rằng, số dư nhỏ các tài sản có vấn đề sẽ vẫn duy trì trong tài sản ngoại bảng của ACB trong các năm tới.

Do đó, thu nhập từ thu hồi nợ xấu ngoại bảng được dự báo sẽ đóng góp không nhiều cho lợi nhuận ngoài lãi từ năm 2021, trong khi bancasurrance sẽ bắt đầu tăng tốc trong năm 2020.

Giới phân tích tài chính còn đưa ra nhận định, ACB tương tự như Vietcombank, là một trong những doanh nghiệp nhượng quyền bán lẻ tốt nhất.

Theo đó, ACB có thể có vị thế hấp dẫn nhằm đảm bảo một thỏa thuận bancassurance độc quyền với các điều khoản có lợi cho Ngân hàng. Tâm điểm của ACB trong năm 2020 là việc tăng thị phần và hợp tác bancassurance độc quyền.

Tổng giám đốc ACB ông Ðỗ Minh Toàn cũng cho hay, Ngân hàng đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng cơ sở khách hàng nhằm củng cố thu nhập từ phí, tăng cường lợi thế cạnh tranh cho thương vụ hợp tác bancassurance độc quyền sắp tới và phát triển ngân hàng số trong tương lai.

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), dù ACB có thể tăng 324.000 khách hàng lên 2,8 triệu khách trong năm 2019, cơ sở khách hàng của ngân hàng này vẫn xếp sau Sacombank, MBBank, Techcombank với lần lượt là 6 triệu khách hàng, 4 triệu khách hàng và 4 triệu khách hàng cá nhân.

TPBank cũng đang tận dụng cơ sở khách hàng bán lẻ và SME, bán chéo sản phẩm có thu nhập phí cao.

VCSC vừa có báo cáo cập nhật về TPBank với ý kiến cho rằng, thẻ tín dụng và bancasurrance sẽ là yếu tố dẫn dắt chính cho thu nhập phí tăng trưởng của ngân hàng này với CAGR 46,4% giai đoạn 2019 - 2022.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả