Ngân hàng dài cổ chờ hành lang pháp lý ngân hàng điện tử
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, việc có một khung pháp lý thống nhất cho ngân hàngđiện tử là nhu cầu cấp thiết của nhiều tổ chức tín dụng…
Những năm gần đây, một số ngân hàng đã ra mắt Livebank (mô hình ngân hàng tự động), cho phép khách hàng gửi tiền, chuyển tiền, mở thẻ, gửi tiết kiệm… mà không cần giao dịch với nhân viên tại quầy.
Mặc dù, nhiều nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng đã được số hóa hoàn toàn, song đến nay khung pháp lý dành cho ngân hàng điện tử còn rất hạn chế, tản mát ở nhiều thông tư, nghị định khác nhau. Tại nhiều diễn đàn, hội thảo góp ý cho Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, các tổ chức tín dụng đều mong muốn sớm có thống nhất các quy định về ngân hàng điện tử để có cơ sở triển khai thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm trên môi trường số.
HÀNH LANG PHÁP LÝ CHƯA THEO KỊP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG
Điều 95 Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng như sau: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động kinh doanh bằng phương tiện điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Ban Pháp chế Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, quy định như trên được hiểu là các tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh bằng phương tiện điện tử nếu có quy định/hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cho hoạt động đó. Nếu như vậy, sẽ gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chiến lược công nghệ/số hóa ngân hàng trong trường hợp hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về giao dịch điện tử chưa bao trùm hết tất cả các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác.
Cũng theo bà Phương, hiện nay Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn đối với giao địch diện tử trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng đang thực hiện theo Nghị định 35/2007/NĐ-CP về việc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, chưa có hướng dẫn đối với “hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng”.
Do vậy, đại diện BIDV đề nghị Ngân hàng Nhà nước làm rõ và lưu ý có hướng dẫn kịp thời, đầy đủ nếu giữ nguyên quy định tại Điều 95 của Dự thảo. Để tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong việc nắm bắt các xu hướng công nghệ, vị đại diện BIDV đề xuất sửa Điều 95 thành: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động kinh doanh được phép bằng phương tiện điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và/hoặc quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng giám đốc VPBank kiến nghị Ngân hàng Nhà nước rà soát, làm rõ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức tín dụng.
Hiện nay, trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng có nhiều quy định đề cập tới cụm từ “theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”, “theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước”, có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu hiểu theo hướng phải có hướng dẫn, quy định của Ngân hàng Nhà nước thì các tổ chức tín dụng mới được tiến hành một số công việc, hoạt động thì có thể dẫn tới việc đình trệ các hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
“Ví dụ như hoạt động cấp tín dụng qua phương tiện điện tử (trong khi đã có Luật Giao dịch điện tử, Nghị định của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng…). Ngoài ra, cụm từ “theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước”, có thể dẫn tới cách hiểu là ngoài các thông tư thì còn có các công văn, chỉ thị mang tính cá biệt của Ngân hàng Nhà nước, dẫn tới khó khăn, lúng túng cho các tổ chức tín dụng khi theo dõi các văn bản này để tuân thủ”, ông Nguyễn Thành Long nêu quan điểm.
Cũng liên quan đến hoạt động cấp tín dụng bằng phương thức điện tử (khoản 3 Điều 92 Dự thảo) quy định: “Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Trường hợp toàn bộ quy trình cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.
Bà Tôn Thị Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), đề nghị Ban soạn thảo xem xét có hướng dẫn quy trình cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử trong cả trường hợp toàn bộ và một phần, bởi trong quá trình chuyển đổi số thì các tổ chức tín dụng cũng chưa thực hiện ngay được toàn bộ bằng phương thức điện tử.
Ngoài ra, Điều 10 Dự thảo quy định tổ chức tín dụng có trách nhiệm: “Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch”.
Song, theo bà Tôn Thị Hải Yến, quy định về phương thức niêm yết “tại nơi giao dịch” này dường như mới chỉ áp dụng cho phương thức giao dịch trực tiếp, trong khi hiện nay đa phần các tổ chức tín dụng đều áp dụng rộng rãi hình thức giao dịch qua phương thức điện tử: website, app…
“Do đó, EVNFinance đề xuất Ban soạn thảo bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn đối với việc niêm yết thông tin khi ngừng giao dịch trong thời gian chính thức đối với phương thức giao dịch trực tuyến, bảo đảm khách hàng có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng, kịp thời”, Phó Tổng giám đốc EVN Finance kiến nghị.
CẦN QUY ĐỊNH RÕ CÁC THÔNG TIN PHẢI BẢO MẬT
Nhiều tổ chức tín dụng đề xuất sửa đổi các quy định tại Điều 15 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi về bảo mật thông tin.
Cụ thể, đại diện MBBank đề xuất sửa đổi Khoản 1 theo hướng: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu, khả năng hoạt động liên tục, khả năng truy cập dữ liệu của người dùng...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận