Ngân hàng chạy đua phòng thủ thanh khoản
Phải đảm bảo hoạt động an toàn của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng. Đây cũng là lý do mà NHNN tăng lãi suất điều hành thời gian qua.
Thanh khoản tiếp tục căng:
- Tuần qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng vọt sau khi hạ nhiệt đôi chút vào tuần trước đó. Lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng vọt lên trên 7,1%/năm. Trước tình hình “căng” của lãi suất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tạm dừng phát hành tín phiếu hút tiền về, liên tục bơm ròng ra thị trường.
- Làn sóng chạy đua lãi suất huy động cho thấy, thanh khoản thị trường đang rất căng thẳng. Báo cáo tài chính quý III/2022 cho thấy, hàng chục ngân hàng có Tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) vượt trần cho phép (85%). Cụ thể, con số này tại SeABank là 110%, Techcombank vượt 100%, MB là gần 90%, ABBank 94%, KienLongBank 96%....
- Thanh khoản ngân hàng căng, huy động vốn tăng chậm là do NHNN hút tiền đồng về qua kênh tín phiếu, room tín dụng hạn hẹp, nên người dân và doanh nghiệp buộc phải trang trải bằng vốn tự có… Ngoài ra, theo các chuyên gia, sự cố liên quan tới SCB và Vạn Thịnh Phát cũng ảnh hưởng đáng kể tới thanh khoản hệ thống và niềm tin của nhà đầu tư
- Mặc dù NHNN đã tăng lãi suất điều hành liên tiếp 2 lần với tổng mức tăng 2%, song có vẻ cơn khát thanh khoản vẫn chưa thể giải tỏa.
Phòng thủ thanh khoản, mối quan tâm hàng đầu của hệ thống
- Thị trường bất động sản, tài chính, ngân hàng có sự liên thông rất chặt chẽ. Do đó, những diễn biến bất lợi trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và sự cố xảy ra với một ngân hàng gần đây buộc toàn hệ thống phải tăng sức phòng thủ, kể cả các ngân hàng không thiếu thanh khoản
- NHNN cũng đang rất mạnh tay siết chặt tín dụng bất động sản sân sau. NHNN đã yêu cầu một số tổ chức tín dụng có biểu hiện cho vay tập trung một số dự án, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn phải báo cáo danh mục cho vay.
- Sự an toàn của các tổ chức tín dụng và một lần nữa giải thích rủi ro của tín dụng bất động sản, chủ yếu là rủi ro kỳ hạn, gây mất cân đối vốn cho các ngân hàng.
- Nếu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản, các tổ chức tín dụng không kiểm soát tốt sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản, khi người dân đến rút tiền thì các tổ chức tín dụng sẽ khó khăn về chi trả.
- Thừa nhận tăng lãi suất sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, song Thống đốc cho rằng, ổn định vĩ mô là quan trọng nhất, bởi khi đã giữ được ổn định vĩ mô thì doanh nghiệp sẽ tăng tốc sau.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận