Ngân hàng bức xúc chuyện "quỳ thu nợ"
Theo lãnh đạo một ngân hàng TMCP, không ngân hàng nào muốn có cơ chế “đặc quyền” để xử lý nợ xấu, mà chỉ mong có hành lang pháp lý công bằng, đủ mạnh để người vay có trách nhiệm trả nợ, quyền của chủ nợ được bảo đảm.
Theo lãnh đạo một ngân hàng TMCP, không ngân hàng nào muốn có cơ chế “đặc quyền” để xử lý nợ xấu, mà chỉ mong có hành lang pháp lý công bằng, đủ mạnh để người vay có trách nhiệm trả nợ, quyền của chủ nợ được bảo đảm. Hoạt động ngân hàng luôn có nợ xấu, đây là lý do các nước trên thế giới đều đưa ra quy định chặt chẽ về xử lý nợ xấu.
“Trong khi đó, ở nước ta, trước khi Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời, có tình trạng vô lý là ngân hàng luôn ‘đứng cho vay, quỳ thu nợ’, chỉ vì hàng lang pháp lý hầu như bỏ mặc quyền chủ nợ, khiến con nợ chây ỳ. Chúng tôi mong pháp luật nghiêm minh với tất cả các bên tham gia hoạt động tín dụng, cả bên đi vay lẫn cho vay, không mong bất kỳ đặc quyền nào”, vị lãnh đạo ngân hàng trên bức xúc.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cũng khẳng định, không ngân hàng nào muốn lợi dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 để che giấu nợ xấu. Sở dĩ Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời là do các luật liên quan đến xử lý nợ xấu như Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Kinh doanh nhà ở... có nhiều nội dung bất cập, thậm chí nhiều quy định phần nào đó bảo vệ người đi vay nhiều hơn, dẫn tới ngành ngân hàng rất khó khăn trong việc thu nợ. Nghị quyết 42/2017/QH14 đã được ban hành trên cơ sở rà soát những vướng mắc và đưa ra nội dung phù hợp với thực tiễn, chứ không phải để tạo đặc quyền cho ngân hàng.
“Tôi rất mong Quốc hội, Chính phủ đánh giá thực tế hiện nay để nếu không ban hành được một luật về xử lý nợ xấu, thì cũng nên sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng và các luật liên quan để bảo vệ quyền, trách nhiệm của chủ nợ và của người vay. Hiện nay, quá trình đi đòi nợ, xử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng quá vất vả. Bên đi vay nắm được quy định pháp luật, nên cố tình tạo ra tranh chấp để kéo dài quá trình xử lý nợ. Hành lang pháp lý để ngân hàng xử lý nợ chưa đủ mạnh, trong khi nhiều người vay vẫn thiếu ý thức về trách nhiệm trả nợ”, ông Hùng nói.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận