menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Trung

Ngân hàng bán lẻ thích ứng dần với dịch bệnh

Ngành nào rồi cũng phải học cách thích ứng với dịch bệnh thì mới mong có cơ hội sống sót được!

Việc thúc đẩy số hóa thời gian qua đã giúp nhiều NHTM tiếp cận các tệp khách hàng mới trên các nền tảng internet.

Ngay từ những tháng đầu của năm ngoái, khi dịch bệnh Covid-19 mới bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, mảng ngân hàng bán lẻ đã được giới chuyên gia và các lãnh đạo NHTM dự báo sẽ là mảng kinh doanh chịu tác động mạnh, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn để bứt phá và cạnh tranh.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV nhận định, dịch bệnh bùng phát mạnh khiến các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng bao gồm rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và pháp lý đều tăng lên. Khẩu vị rủi ro về tín dụng và đầu tư của các NHTM theo đó cũng sẽ thay đổi theo hướng thận trọng hơn. Từ phương thức làm việc, phục vụ khách hàng đến tâm lý hành vi và nhu cầu về tiêu dùng, vay mượn của khách hàng đều thay đổi. Từ đó đòi hỏi các ngân hàng phải thay đổi theo để giữ chân khách hàng truyền thống và mở rộng các tệp khách hàng mới.

Từ những khảo sát của các hãng McKinsey và Nielsen, ông Lực cho rằng, kênh số hóa và thương mại điện tử sẽ là kênh chủ đạo mà các NHTM hướng tới để nâng cao năng lực cạnh tranh trong mảng ngân hàng bán lẻ. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Nielsen 63% số người được hỏi cho biết họ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, hãng Capgemini khảo sát trên 11.200 khách hàng từ 11 quốc gia khác nhau cũng cho thấy mảng số hóa sẽ là mảng các NHTM buộc phải đầu tư sâu hơn trong đại dịch. Bởi có tới 30% khách hàng sẵn sàng chuyển sang giao dịch với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) khi cảm thấy không hài lòng với trải nghiệm trên các nền tảng số đơn điệu tại các NHTM. Đồng thời có 55% khách hàng thích dùng mobile banking và 21% khách hàng muốn tương tác với chatbots và hỗ trợ tự động khi giao dịch với ngân hàng.

Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định rằng đầu tư vào con người và công nghệ sẽ là những khoản đầu tư chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Các ngân hàng có thể sẽ phải bỏ hàng trăm, nghìn tỷ đồng để tự xây dựng, mua lại hoặc chia sẻ các ứng dụng công nghệ ngân hàng số với các đối tác trong và ngoài nước.

Trên thực tế thị trường từ giữa năm 2020 đến nay tốc độ số hóa đối với mảng bán lẻ của các NHTM trong nước đã có sự tăng trưởng khá mạnh, nhất là sau khi cơ chế cho phép thực hiện xác thực điện tử (eKYC). Ở hầu hết các nhóm NHTM hoạt động số hóa thay đổi cơ cấu thu nhập từ dịch vụ, thay đổi phương thức giao dịch với khách hàng đều đã được thực hiện.

Vietcombank với việc lần lượt ra mắt các ứng dụng VCB Digibank, VCB Booking và dịch vụ mở tài khoản thanh toán trực tuyến xác thực bằng eKYC hiện đã đáp ứng được tối đa nhu cầu thanh toán và các giao dịch vay mượn trực tuyến trên app di động của mình. Trong khi đó, tại VIB, với việc đầu tư liên tục vào các nền tảng ngân hàng số phục vụ bán lẻ và tối ưu hóa chi phí huy động, đến hiện nay số lượng giao dịch trực tuyến đã đạt mức 91%. Trong năm qua mảng ngân hàng số của VIB tăng trưởng 130% và dư nợ bán lẻ trong 6 tháng vừa qua tăng trưởng 14,2% chiếm đến gần 90% tổng dư nợ của ngân hàng.

Ở các NHTM khác như TPBank, VPBank, OCB, ACB… đầu tư cho mảng bán lẻ số hóa cũng đã gặt hái nhiều “quả ngọt”. Tính đến cuối tháng 6/2021 nhờ nền tảng giao dịch trực tuyến (92% giao dịch được thực hiện online), TPBank đã tiết giảm chi phí quản lý chỉ còn 1/30-1/50 so với kênh giao dịch truyền thống, doanh thu từ dịch vụ cũng tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ. Tại VPBank việc áp giải pháp tự động hóa các khâu vận hành, chi phí hoạt động cũng đã được tiết giảm7,4%. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) 6 tháng đầu năm của VPBank theo đó chỉ còn 23,4%, giảm rất mạnh so với mức 31% ở cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) việc thúc đẩy số hóa thời gian qua đã giúp nhiều NHTM tiếp cận các tệp khách hàng mới trên các nền tảng internet. Theo VDSC, trong các tháng cuối năm, việc duy trì và mở rộng lượng khách hàng thường xuyên sẽ là một trong những động lực để các NHTM cải thiện biên lãi ròng (NIM) nhờ vào nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Cùng với việc thúc đẩy các hợp tác phân phối bảo hiểm và thu phí trên các ứng dụng trung gian hỗ trợ thanh toán trực tuyến, doanh thu ngoài lãi của các ngân hàng sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng mạnh và mảng ngân hàng bán lẻ sẽ là mảng đóng góp nhiều nhất cho lợi nhuận của các ngân hàng trong năm nay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại