menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Thị Lâm Oanh

Ngăn chặn sự gián đoạn lưu thông nông sản

Hiện nhiều mặt hàng nông sản ở phía Nam đang có dấu hiệu cung vượt cầu, trong khi thương lái không tới thu mua vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Hơn nữa, việc vận chuyển nông sản, thực phẩm cũng gặp rất nhiều khó khăn do quy định phòng chống dịch không đồng nhất giữa các địa phương.

Dư thừa nguồn cung

Hiện nhiều mặt hàng nông sản ở phía Nam đang có dấu hiệu cung vượt cầu, trong khi thương lái không tới thu mua vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Hơn nữa, việc vận chuyển nông sản, thực phẩm cũng gặp rất nhiều khó khăn do quy định phòng chống dịch không đồng nhất giữa các địa phương.

Ông Huỳnh Thanh Nhanh - Chủ tịch HTX nông nghiệp thương mại Phụng Tường 1 (Long Phú, Sóc Trăng) cho biết, năm nay sản lượng nhãn của HTX đạt trên 170 tấn nhưng hiện vẫn tắc đầu ra do thương lái không thể tới thu mua. Mọi năm, nhãn của HTX chủ yếu tiêu thụ ở các vựa đầu mối trái cây. Vì vậy, việc thương lái không vào được vùng trồng nhãn để thu mua khiến các hộ nông dân rất khó khăn.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cũng cho thấy, nhiều mặt hàng nông sản phía Nam đang có dấu hiệu dư thừa như nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản. Cụ thể, nhóm rau củ tăng đột biến sản lượng khoai lang tím và khóm (dứa). Trong khi đó, dưa leo cũng có dấu hiệu cung vượt cầu. Nhóm trái cây có số lượng đăng ký tăng cao nhất là nhãn, lượng cung từ các đầu mối là trên 700 tấn/ngày. Nhãn và chuối đang có dấu hiệu khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các doanh nghiệp thu mua không thể tiếp cận hết các địa bàn. Dự báo những ngày sắp tới, các mặt hàng dưa leo, nhãn xuồng, nhãn Idor, khóm, chanh, chuối, khoai lang, gà lông trắng, cua và tôm nước mặn sẽ dư thừa.

Cụ thể, hiện nay ở Bạc Liêu đang tồn 32 tấn rau/ngày. Tuy nhiên do khó khăn về vận chuyển và phí tăng cao nên hàng ngày chỉ có 2 chuyến xe (khoảng 10 tấn) tiêu thụ ngoài tỉnh. Về cây ăn trái có khoảng 160 tấn nhãn xuồng đến kỳ phải thu hoạch, khoảng 5-6 tấn/ngày. Về thủy sản, tôm càng xanh ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) có diện tích đến kỳ thu hoạch khoảng 975ha, khả năng cung ứng khoảng 3 tấn/ngày. Tất cả đều đang chờ các thương lái...

Tháo gỡ ách tắc vận chuyển

Theo ông Trần Đức Nghĩa, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), khó khăn đầu tiên mà doanh nghiệp gặp phải là chi phí gia tăng do các địa phương chưa thống nhất về các quy định phòng chống dịch bệnh.

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh những bức xúc cách hiểu và áp dụng khác nhau về giá trị của kết quả test nhanh, hay thời hạn hiệu lực của các loại hình xét nghiệm.

Bên cạnh đó, việc quy định hàng hóa thiết yếu hay không thiết yếu để được cấp luồng xanh đi qua chốt kiểm dịch mà không cần kiểm tra cũng lộ rõ những bất cập.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, vừa qua, bộ đã có công văn gửi các địa phương để thống nhất cách hiểu. Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn, trong đó nêu danh sách các hàng hóa thiết yếu. Tuy nhiên, đây chỉ là một số hàng hóa có thể liệt kê, thực tế còn tùy theo tình hình địa phương, tránh tình trạng cản trở lưu thông vô lý. Đồng thời, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia nên có hướng dẫn thống nhất ngay, tránh tình trạng mỗi địa phương áp dụng một kiểu, góp phần tạo ra sự bình ổn và lưu thông hàng hóa tốt hơn.

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong điều kiện dịch Covid-19 của bộ đã xây dựng được hơn 400 đầu mối cung cấp nông sản, thực phẩm. Đáng mừng là có những HTX rau quả đã tìm được đầu ra ngay sau khi được Tổ kết nối thị trường như một HTX ở Long An, một ngày đã bán được 300 tấn rau. Tuy nhiên, hiện việc sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều thời điểm tổ công tác phải giải quyết tiêu thụ cho từng lô hàng đơn lẻ bị mắc tại chốt kiểm dịch.

Đặc biệt, liên quan tới quy định hàng hóa thiết yếu mới được ưu tiên luồng xanh qua chốt kiểm soát dịch, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, đang có những bất cập tồn tại. Ví dụ, mặt hàng cao su, thời gian qua nhiều địa phương đã đưa vào diện hàng hóa thiết yếu nhưng một số địa phương thì không. Vì vậy, nếu phát hiện thấy khó khăn, bất cập, doanh nghiệp có thể phản ánh ngay tới Tổ công tác của Bộ NN&PTNT để kịp thời tháo gỡ.

Trong tuần này, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức 2 hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm theo phương thức online, để đưa sản phẩm ra phân phối ở miền Trung và miền Bắc. Điểm cầu là các HTX, đầu mối cung ứng sẽ giới thiệu sản phẩm, địa chỉ để thực hiện giao dịch qua sàn thương mại điện tử.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả