24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
SAIGON FUTURES Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nga phát động tấn công Ukraine, giá lúa mì tăng kịch trần

Thị trường hàng hóa giao dịch khá nhộn nhịp trong ngày hôm qua khi sự việc Nga phát động tấn công vào Ukraine là tiêu đề phủ kín các mặt báo.

Diễn biến chung ngày 25/02

Nga phát động tấn công Ukraine, giá lúa mì tăng kịch trần

Trong đó giá các nông sản tăng kịch trần như lúa mì, ngô và đậu tương. Tuy nhiên phong độ chỉ duy trì ổn định đối với mặt hàng lúa mì, mặt hàng ngô và đậu tương gặp phải các lực bán mạnh trong phiên Mỹ. Giá dầu thô cũng tăng khá mạnh trong ngày hôm qua thậm chí giá dầu thô WTI kỳ hạn tháng 4 có lúc cán mốc 100 USD/thùng. Giá đường không được sự ủng hộ về mặt cơ bản nhưng nhìn chung giá đã men theo đà tăng của giá dầu thô thế giới.

Nga phát động tấn công Ukraine, giá lúa mì tăng kịch trần

Thông tin chung

1. Trong Diễn đàn về Triển vọng nông Nghiệp Mỹ 2022, USDA dự báo rằng diện tích trồng ngô sẽ giảm từ mức 93.4 triệu mẫu trong năm 2021 xuống còn 92 triệu mẫu trong năm 2022. Ngược lại diện tích trồng đậu tương kỳ vọng sẽ tăng lên từ mức 87.2 triệu mẫu năm trước thành 88 triệu mẫu trong năm 2022. Ngoài ra diện tích lúa mì cũng dự kiến tăng lên. USDA kỳ vọng lượng nông sản xuất đi năm 2022 có thể đạt mức cao kỷ lục với giá trị là 183.5 tỷ đô la Mỹ với hai điểm đến hàng đầu là Trung Quốc (36 tỷ đô la Mỹ) và Mexico (27 tỷ đô la Mỹ).

2. Một tập đoàn kinh doanh nông nghiệp của Mỹ Bunge hôm thứ Năm đã đình chỉ tạm thời một cơ sở chế biến của họ tại Ukraine tại Nikoalev và Dnipro và họ cũng đóng cửa văn phòng của họ sau khi Nga tấn công vào Ukraine. Bunge cho biết họ cũng đang điều hành một cơ sở nhà máy sấy khô ngô ở Vinnytsya tại tây Nam thủ đô Kyiv (Ukraine).

3. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố các lệnh trừng phạt bổ sung đánh vào các tổ chức tài chính Nga, nhóm thượng lưu và hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Nga.

4. Các chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới sụt giảm chỉ sau một đêm khi Nga bắt đầu tiến vào Ukraine. Chỉ số MOEX của thị trường Nga hiện đã giảm hơn 30%. Giá dầu Brent kỳ hạn tăng vượt 100 USD / thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Trên thị trường hàng hóa, các hợp đồng tương lai tháng gần nhất đối với ngô, lúa mì đông đỏ mềm ở Chicago và lúa mì đông đỏ cứng ở Kansas đều kích hoạt ngắt mạch (circuit break) chỉ sau một đêm (giờ Mỹ) sau khi tăng lên mức giới hạn hàng ngày.

Lịch sự kiện

Nga phát động tấn công Ukraine, giá lúa mì tăng kịch trần

Phân tích kỹ thuật

1. Nhóm năng lượng

Nga phát động tấn công Ukraine, giá lúa mì tăng kịch trần

Tờ Washington Post báo cáo chiến lược mới của EU - dự kiến sẽ được công bố vào tuần tới - sẽ kêu gọi giảm 40% việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Chiến lược này cũng kêu gọi các công ty năng lượng châu Âu bơm đầy khí tự nhiên vào các giếng chứa của họ vào mùa hè sắp tới, để giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga vào mùa đông tới. Tuy nhiên, theo Nathalie Tocci, người đứng đầu Viện các vấn đề quốc tế của Ý và là cố vấn cho các nhà hoạch định chính sách của EU ở Brussel, trong ngắn hạn và trung hạn, “không có giải pháp nào tốt“. Trên trung bình, khoảng 40% nguồn cung khí đốt tự nhiên của EU đến từ Nga.

Đánh giá: Tích cực

2. Đậu tương

Nga phát động tấn công Ukraine, giá lúa mì tăng kịch trần

Mặc dù cuộc chiến tranh không ảnh hưởng đến các vùng trồng đậu tương chính trên thế giới nhưng giá đậu tương đã tăng mạnh, nhưng giá đã giảm nhiệt vào phiên Mỹ. Các yếu tố hỗ trợ cho đậu tương vẫn là nguồn cung suy giảm tại Brazil và nhu cầu thu mua của Trung Quốc đối với đậu tương Mỹ.

Hàng loạt các tổ chức cắt giảm dự báo sản lượng đậu tương Brazil. Công ty tư vấn Brazil Céleres cắt giảm sản lượng đậu tương 13.6% xuống còn 125.8 triệu tấn (thấp hơn 8.9% so với năm trước). Công ty tư vấn địa phương là Datagro ước tính sản lượng đậu tương Brazil 2021/22 đạt 130.25 triệu tấn, gần bằng với mức 130 triệu tấn ước tính vào tháng 1, xa hơn rất nhiều so với các ước tính đầu tiên là 144.06 triệu tấn. Tuần trước, công ty tư vấn địa phương Rural Clima đã giảm ước tính sản lượng đậu tương của Brazil xuống còn 122.7 triệu tấn, giảm 5% so với ước tính trước đó, cũng do thiệt hại ngày càng tăng do thời tiết.

Giá khô đậu tương của Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm trong bối cảnh lo lắng về nguồn cung trên thị trường ngay cả khi chính phủ có kế hoạch giải phóng đậu tương khỏi nguồn dự trữ quốc doanh. Giá khô đậu tương Đại Liên kỳ hạn tăng 5% lên 4,064 nhân dân tệ (643 USD)/tấn. Zou Honglin, nhà phân tích nông nghiệp Mysteel tại Trung Quốc, cho biết các nhà máy nghiền không tích trữ nhiều hàng tồn kho trước kỳ nghỉ Tết vì tỷ suất lợi nhuận kém và đang đối mặt với nguồn cung bị thiếu hụt trên thị trường.

Tồn kho đậu tương ở Trung Quốc giảm xuống mức 3.48 triệu tấn trong tuần kết thúc vào ngày 20/02, trong khi khối lượng nghiền tăng trở lại đáng kể so với tuần trước, dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu Quốc gia (CNGOIC) cho biết hôm thứ Năm. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ tích cực lên giá đậu tương.

Đánh giá: Tích cực

3. Lúa mì

Nga phát động tấn công Ukraine, giá lúa mì tăng kịch trần

Giá lúa mì tăng dữ dội với lo ngại về cuộc tấn công của Nga vào Ukraine sẽ phá hủy khả năng sản xuất của hai quốc gia vốn dĩ chiếm 30% lượng xuất khẩu lúa mì của thế giới. Ukraine cũng đã ban bố lệnh đình chỉ việc vận chuyển và di chuyển của các tàu thương mại tại năm cảng cho đến khi có thông báo mới vì các rủi ro từ cuộc chiến Nga – Ukraine. Theo Reuters dẫn lời các quan chức Nga và 5 nguồn tin trong ngành ngũ cốc, Nga đã đình chỉ hoạt động di chuyển của các tàu thương mại ở Biển Azov cho đến khi có thông báo mới nhưng vẫn để các cảng của nước này ở Biển Đen mở cửa cho hàng hải. Nga chủ yếu vận chuyển ngũ cốc từ các cảng ở Biển Đen. SovEcon ước tính Ukraine còn khoảng 6 triệu tấn lúa mì để xuất khẩu trong năm 2021-22 và 13 triệu tấn (MMT) đến 14 triệu tấn ngô. Cơ quan cũng cho biết Nga còn lại khoảng 7 MMT đến 7.5 MMT lúa mì để xuất khẩu trong năm 2021-22 và 1 MMT đến 2 MMT ngô.

Một nhà thu mua ngũ cốc của Ai Cập đã phải từ bỏ một đợt thu mua lúa mì do ảnh hưởng bởi cuộc chiến này làm giá tăng quá cao và rủi ro. Hoạt động thu mua từ một số quốc gia khác vẫn diễn ra như Thái Lan thu mua 2.3 triệu giạ lúa mì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ Úc. Jordan thì đã phát hành một gói thầu quốc tế thu mua 4.4 triệu giạ lúa mì xay xát có nguồn gốc tự chọn. Trong khi đó, Trung Quốc lại chấp thuận việc nhập khẩu lúa mì từ Nga. Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và đã nhập khẩu 9.77 triệu tấn lúa mì vào năm 2021, đạt mức cao kỷ lục với mức tăng hàng năm là 16.6%. Một nhà phân tích tại Trung Quốc nhận xét điều này sẽ không có tác động lớn đến năm mùa vụ hiện tại vì Trung Quốc gần như đã hoàn thành nhu cầu nhập khẩu với lúa mì Úc và người mua đang lo lắng về tình hình bất ổn ở Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ tăng áp lực cạnh tranh lên thị phần lúa mì của Mỹ và EU trong những năm tới và sẽ có tác động dài hạn hơn. Ngoài ra, điều này cũng có yếu tố chính trị và là tín hiệu của Trung Quốc cho thấy nước này sẽ hỗ trợ Nga nếu có cấm vận ở Biển Đen.

Đánh giá: Tích cực

4. Ngô

Nga phát động tấn công Ukraine, giá lúa mì tăng kịch trần

Giá ngô trong ngày hôm qua đã có sự giảm nhiệt trong phiên Mỹ khi các nhà giao dịch đã hấp thụ các tin tức về cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Bên cạnh đó, sản lượng ngô tại Brazil đang được kỳ vọng khá lạc quan, ít nhất là ngô vụ thứ 2 của Brazil. Ngô vụ 1, mặc dù thiếu mưa nhưng được kỳ vọng ở mức 24.82 triệu tấn, cao hơn 22.78 triệu tấn ước tính vào tháng 1. Trong khi đó ngô vụ thứ 2 dự kiến có thể đạt 92.99 triệu tấn, cao hơn 48% so với vụ trước. Tổng sản lượng ngô có thể đạt 117.82 triệu tấn, cao hơn so với ước tính tháng 1 là 115.22 triệu tấn và cao hơn 34% so với vụ 2020/21. Sản lượng ngô tại châu Âu 2021/22 cũng được nâng dự báo lên mức 2.85 tỷ giạ, tăng 5.1% so với dự báo trước đó.

Tin tức cơ bản ngoài cuộc tấn công Nga – Ukraine thì dự kiến cắt giảm diện tích trồng ngô Mỹ năm 2022 và sản lượng ethanol tăng cao là yếu tố hỗ trợ. Sản lượng sản xuất ethanol của Mỹ ghi nhận trong tuần kết thúc ngày 18/02 đạt trung bình 1.024 triệu thùng/ngày, tăng so với mức trung bình trong tuần trước là 1.009 triệu thùng/ngày.

Đánh giá: Tích cực

-------

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

SAIGON FUTURES Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả